BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

admin | 26/09/2021
Bệnh lem lép hạt lúa có thể làm giảm năng suất đến trên 70%, đồng thời ảnh hưởng đến màu sắc và chất lượng hạt lúa.
BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Triệu chứng gây hại

Lem lép hạt lúa là tên gọi để chỉ chung hiện tượng hạt lúa có vỏ trấu sậm màu biến đổi từ màu nâu đến đen, từ màu đen lốm đốm đến đen toàn bộ vỏ trấu (bao gồm cả trên hạt lúa có gạo và hạt lúa không có gạo) ở giai đoạn cây lúa còn trên ruộng trước khi thu hoạch. Bệnh lem lép hạt lúa gây thiệt hại năng suất rất lớn, có thể lên đến trên 70% năng suất đồng thời ảnh hưởng đến màu sắc, chất lượng của hạt lúa.

Bệnh thường xuất hiện, gây hại từ giai đoạn làm đòng đến chín khi thời tiết gặp nhiều bất lợi như mưa nhiều, cây lúa không đủ ánh sáng quang hợp.

Nguyên nhân bệnh lem lép hạt:

- Do côn trùng, đặt biệt là nhện gié.

- Điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác: Mưa nhiều, ẩm độ cao sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển; gieo (sạ), cấy dầy; bón phân không cân đối, bón thừa phân đạm.

- Do nấm và vi khuẩn gây bệnh: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh lem lép hạt.

       + Vi khuẩn phổ biến nhất là vi khuẩn Pseudomonas glumae gây bệnh thối đen.  

       + Một số nấm gây bệnh trên hạt như:  Alternaria padwickiiBipolaris oryzaeFusarium spCurvularia lunataMicrodochium 

oryzaePhoma sp, Pyricularia oryzaeSarocladium oryzae, Septoria spTilletia barclayanaUstilagonoides virens

Đặc điểm phát sinh, phát triển

Bệnh phát triển mạnh từ giai đoạn lúa trỗ bông, đặc biệt lây lan và phát triển khi điều kiện thời tiết mưa, ẩm kéo dài.

Cây lúa sinh trưởng kém trên ruộng nghèo dinh dưỡng, nhiễm chua sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm bệnh gây hại trên lá rồi lan lên hạt. Nấm có thể bám trên vỏ trấu sau khi thu hoạch lúa, lưu tồn và tiếp tục gây hại ở vụ sau.

Cỏ dại trong ruộng lúa là ký chủ cho nấm bệnh phát triển và phát tán. Ngoài ra, các loại sâu, bệnh tấn công lúa vào giai đoạn đòng trổ như bệnh đạo ôn cổ bông, nhện gié, bọ xít cũng làm gia tăng bệnh lem lép hạt.

Tùy theo mùa vụ mà  tác nhân gây lem lép hạt sẽ khác nhau.

- Vụ Hè Thu: nếu bị mưa to, gió lớn, nắng nóng lúc trổ bông, thời tiết nóng ẩm rất thích hợp cho các loài vi khuẩn như bạc lá, các nấm như khô vằn và nhện gié phát triển gây hại nặng.

- Vụ Đông Xuân: nếu ruộng bị bón dư phân đạm, lại gieo (sạ), cấy dày, thời tiết âm u, ít nắng, đêm có sương mù nhiều và se lạnh là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh đạo ôn gây hại nặng.

Biện pháp phòng trừ

- Biện pháp canh tác:

Chọn giống sạch bệnh, tuyệt đối không dùng giống ở những ruộng lúa nhiễm bệnh lem lép hạt.
    ● Trước khi ngâm ủ, hạt lúa phải được phơi khô, rê sạch để loại bỏ những hạt lép lửng, biến màu.
     ● Chọn mùa vụ thích hợp sao cho khi lúa trỗ không trùng với thời kỳ mưa gió nhiều và khi lúa làm đòng, trỗ bông không nên để ruộng lúa bị khô hạn.
     ● Bón phân đầy đủ, cân đối giúp cây lúa khỏe, cứng cây, không đổ ngã và tăng khả năng chống chịu đối với sâu, bệnh.

- Biện pháp hóa học: 

Biện pháp xử lý bằng thuốc hóa học vẫn được xem là biện pháp hiệu quả nhất trong việc phòng trị bệnh lem lép hạt lúa. Phun thuốc để phòng bệnh là tốt nhất, khi bệnh đã xâm nhập vào hạt lúa, việc phun thuốc trị bệnh không những đem lại hiệu quả thấp mà còn phải phun đi phun lại nhiều lần rất tốn kém. Việc chọn lựa đúng loại thuốc và thời điểm phun thuốc cũng rất quan trọng. Dùng một số loại thuốc trừ bệnh sau để phòng trừ, gồm:

     + Fuji - One 40WP: Liều lượng: 1 - 1,5 kg/ha. Pha 30 - 40g thuốc với 16 - 20 lít nước.

     + Fukasu 42WP: Liều lượng: 1 - 1,2 kg/ha. Pha 28 - 38g thuốc với 12 - 16 lít nước.

     + Kabim 30WP: Liều lượng: 600 g/ha. Pha 20g thuốc với 16 - 20 lít nước.

     + Kasoto 200SC: LIều lượng: 600 ml/ha. Pha 22ml thuốc với 15 - 18 lít nước.

     + Starwiner 20WP: Liều lượng: 500 - 600 g/ha. Pha 25g thuốc với 20 - 25 lít nước.

   + Still Liver 300ME: Liều lượng: 250 - 500 ml/ha. Pha 10ml thuốc với 10 - 16 lít   nước.

     + Tiptop 250EC: Liều lượng: 0,75 - 1 kg/ha. Pha 25 - 40g thuốc với 16 - 20 lít nước.

     + Tiptop Gold 400EC: Liều lượng: 300 ml/ha. Pha 8 - 10ml thuốc với 16 - 20 lít nước.

      Cách phun: Phun ướt đẫm đều thân, lá, bông lúa

     Thời điểm phun: Khi trước khi lúa trỗ, nếu bệnh nặng phun thêm lần 2 sau khi lúa trỗ thoát.

                                                                  

0 bình luận

TVQuản trị viênQTV

Chào mừng, quý khách. Hãy để lại nhận xét, chúng tôi sẽ trả lời sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.18430 sec| 2553.719 kb