Đặt câu hỏi
Thông tin cá nhân
Câu hỏi
Chuyên mục hỏi đáp
Câu hỏi
Xin hỏi thuốc gì phòng trừ sâu đục thân hai chấm hại lúa hiệu quả
Người gửi: Bác Chinh - Xã Tú Lệ, Huyện Văn Chấn, Yên Bái - 24/02/2023
Trả lời

Thưa bác Chinh và bà con nông dân: Sâu đục thân hai chấm hại lúa còn có tên gọi khác sâu đục thân ngài hai chấm, sâu đục thân bướm hai chấm, sâu đục thân mình vàng, sâu tim mình vàng. Sâu đục thân hai chấm thường gây hại trên lúa ở hai gian đoạn là đẻ nhánh và trỗ bông. Ở giai đoạn mạ hay đẻ nhánh bị sâu non tấn công gây hiện tượng dảnh héo. Còn ở giai đoạn đòng già, sắp trỗ, mới trỗ bị hại gây hiện tượng bông bạc. Giai đoạn lúa trỗ bông là giai đoạn mà cây lúa không có khả năng đền bù nên có thể bị thiệt hại lớn về năng suất.

 

 

 

Gọi là sâu đục thân hai chấm vì khi nhìn con trưởng thành đậu yên tại chỗ sẽ thấy hai chấm màu đen trên cánh.

       

 

 

Ban đêm mà thấy trưởng thành vào đèn nhiều và khi thăm ruộng khua trên bề mặt lá thấy trưởng thành bay với mật độ khoảng 1-2 con trên m2 là bà con nông dân cần chú ý phòng  trừ. Một con cái trưởng thành có  thể đẻ trên một trăm trứng nên chỉ cần 1 m2 ruộng có 1 ổ trứng thì sức phá hại đã rất lớn. Sau khi đẻ trứng khoảng 1 tuần thì trứng nở, sâu non sẽ nhả tơ và chui vào bẹ lá đòng và  đục sâu vào bông lúa gây bông bạc. Lúa nếp bị hại nặng hơn lúa tẻ. Giống lúa bông to, chịu phân tốt, bản lá rộng, xanh đậm có tỷ lệ bị hại cao hơn. Lúa bón nhiều phân có lá và thân mềm lướt, xanh đậm, rậm rạp bị hại nặng hơn. Một năm có 6-7 lứa nhưng lứa trứng  nở vào giai đoạn lúa sắp trỗ là quan trọng nhất cần phòng trừ vì có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa.

 

 

 

Để phòng trừ hiệu quả sâu đục thân hai chấm hại lúa bà con nông dân  cần thực hiện tổng hợp các biện pháp như:

- Dọn sạch gốc rạ, cỏ dại, lúa chét là nơi tồn tại của sâu đục thân lúa ngài hai chấm. Cày lật gốc rạ, ngâm nước ngay sau khi thu hoạch để tiêu diệt nguồn sâu non/nhộng trong rạ và gốc rạ. Tuân thủ thời vụ của địa phương, tránh lệch thời vụ vì nếu sớm quá hoặc muộn quá thì sâu đục thân hai chấm sẽ dồn mật độ vào ruộng, gây  thiệt hại về năng suất. Bón phân cân đối, không bón phân đạm muộn. Bẫy đèn đồng loạt khi trưởng thành xuất hiện rộ, ngắt ổ trứng khi đẻ rộ.

- Bảo vệ thiên địch tự nhiên của sâu đục thân lúa ngài hai chấm.

- Sử dụng thuốc BVTV

 Một số loại thuốc để phòng trừ hiệu quả sâu đục thân hai chấm hại lúa là: Patox 95SP; 4GR; Neretox 95WP. Phun 5 -7 ngày sau cao điểm bướm rộ hoặc khi sâu non tuổi 1 ra rộ. Nếu lứa bướm kéo dài, mật độ sâu cao nên phun lại lần 2 sau 5 ngày. Bà con nông dân có thể kết hợp thêm các thuốc phòng trừ bệnh như đạo ôn, khô vằn, lem lép hạt… để tiết kiệm công phun.

Xem thêm
Ẩn bớt
Câu hỏi
Vừa phòng trừ rầy vừa phòng trừ đốm vằn tôi dùng hỗn hợp thuốc Titan 600WG và Tiptop Gold 400EC có được không?
Người gửi: Chị Hải - Bạc Liêu - 23/02/2023
Trả lời

Thưa chị Hải  và bà con  nông dân: Cây  lúa từ làm đòng đến trổ là 1 tháng, thông thường cháy rầy xảy ra ở giai đoạn lúa trổ đến chín. Chúng tôi khuyến cáo bà con nên cắt rầy ở giai đoạn lúa làm đòng là tốt nhất để đến khi lúa trổ sẽ không lo rầy gây hại  đến năng suất. Do đó, bà con cần quan sát tuổi rầy trên ruộng để chọn thuốc cho phù hợp và quản lý hiệu quả. Nếu trên ruộng có rầy mật độ 2 – 3 con trên 1 tép lúa nên đưa thuốc Titan 600WG để xử lý, cơ chế thuốc hoàn toàn mới, rầy trúng thuốc bị chết rất nhanh. Sau khi phun thuốc 1 – 3 ngày rầy sẽ chết, thuốc diệt luôn cả rầy kháng thuốc và tất cả các tuổi rầy. Mặt khác, Titan 600WG rất an toàn cho môi trường và cả con người. Đặc biệt thuốc lưu dẫn 2 -3 tuần nên không cần phun lại trong thời gian đó, thực tế những ruộng có xử lý Titan 600WG giai đoạn lúa làm đòng thì hầu như giai đoạn lúa chín không có rầy xuất hiện nữa. Bệnh đốm vằn mùa mưa xuất hiện nhiều, lúa mé bờ xuất hiện nhiều hơn bên trong, nếu bệnh xuất hiện nên phun hết ruộng và phun kỹ mé bờ bằng Tiptop Gold 400EC vừa trị bệnh đốm vằn đồng thời giúp bộ lá đòng xanh. Nên phối trộn 2 loại thuốc Titan 600WG với Tiptop Gold 400EC để phòng trừ vừa rầy vừa đốm vằn hại  lúa.

Xem thêm
Ẩn bớt
Câu hỏi
Phòng trừ bọ xít muỗi hại điều
Người gửi: Bác Khánh, xã Đạ Kho, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng - 23/02/2023
Trả lời

Thưa bác Khánh và những hộ trồng điều. Trong các loài  gây  hại trên cây  điều có 2 loài bọ xít muỗi gây hại: loài bọ xít muỗi xanh phổ biến nhất, còn loài bọ xít muỗi đỏ ít phổ biến hơn.

 

Bọ xít muỗi nontrưởng thành đều gây hại các bộ phận non của cây điều như non, chồi non, hoa và cả quả, hạt non. Vết chích lúc đầu có màu xám, sau bị thâm đen; quả non bị chích nhiềuthể phát triển dị dạng. Các loại nấm gây bệnh dễ dàng xâm nhập, gây hại qua vết chích, đặc biệt nấm gây bệnh thán thư.

Bọ xít muỗi thường hoạt động mạnh vào buổi sáng (trước 9 giờ) và chiều tối (sau 4 giờ chiều), khi trời nắng nóng thì ẩn nấp dưới tán lá, ngày âm u thì hoạt động cả ngày.

Ký chủ: Ngoài cây điều bọ xít muỗi còn hại nặng trên nhiều cây trồng khác như ca cao, sầu riêng, bơ, chè, cà phê chè, mận, ổi, …

Để phòng trừ bọ xít muỗi nên  sử  dụng  tổng hợp các biện  pháp như:

- Biện pháp canh tác: Bón phân cân đối, làm sạch  cỏ, tỉa cành tạo tán, dọn sạch tàn dư, đốt lá  hun khói để xua đuổi…

- Biện pháp sinh học: Bảo vệ các loài thiên địch như: Kiến đen, kiến vàng, bọ ngựa, nhện bắt mồi…; dùng chế phẩm nấm ký sinh như nấm xanh, nấm bạch cương.

- Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc trừ sâu Trebon 10EC; Tofedo 240SC của  Công ty cổ phần bảo vệ thực vật 1 Trung Ương. Phun ướt đẫm đều tán lá khi tỷ lệ đọt bị  hại khoảng 5 – 10%.

Xem thêm
Ẩn bớt
Câu hỏi
Cách diệt chuột đồng hiệu quả
Người gửi: Bác Định - Tứ Kỳ, Hải Dương - 21/02/2023
Trả lời

Thưa bác Định và bà  con nông dân trồng lúa. Hiện nay biện pháp ngăn chặn chuột đồng gây hại ở một số nơi chưa đem lại hiệu quả cao là vì:

 Một là, biện pháp quây rào nilon nhưng không đặt rọ để bắt chuột, biện pháp này chỉ có tác dụng ngăn chặn chuột vào ruộng nhà mình mà không có tác dụng diệt chuột, chuột dễ dàng tìm lối hoặc cắn bục nilon để chui vào cắn phá.

Hai là, biện pháp cắm cây nêu, treo  lon tạo tiếng  động, làm bù nhìn trên ruộng để xua đuổi chuột, hiệu quả sẽ rất thấp vì không ngăn chặn được chuột phá hại và cũng không có tác dụng diệt trừ chuột.

Ba là, đào hang nhưng không bắt được chuột hoặc đặt mồi, bả đánh chuột gặp mưa nên hiệu quả kém.

Bốn là, lựa chọn thời điểm diệt chuột không đúng, tổ chức diệt chuột muộn khi cây lúa đã có đòng hoặc ngô đã ra bắp, lúc này trên đồng ruộng nguồn thức ăn rất phong phú do đó chuột ít ăn mồi hoặc hầu như không ăn mồi làm hiệu quả diệt chuột thấp.

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do chuột gây ra bác và bà con nông dân cần áp dụng một số biện pháp diệt trừ chuột như sau:

* Về thời gian tổ chức diệt chuột, bà con nông dân nên tổ chức làm 2 - 3 đợt theo đúng hướng dẫn nêu trong Kế hoạch diệt chuột theo chỉ đạo  của xã. 

* Đồng thời áp dụng tổng hợp các biện pháp ngăn chặn sự phá hại  của chuột bao gồm:

Biện pháp thủ công: Phát quang bờ, bụi rậm, gò đống làm mất nơi cư trú của chuột. Đào hang, đổ nước, hun khói, săn đuổi bắt chuột,... chú ý không làm hư hại bờ vùng, bờ thửa, đường giao thông nội đồng và các công trình thuỷ lợi. Những ruộng gần làng, gần đường, gần khu nghĩa trang,... thường xuyên bị chuột gây hại nặng, quây rào nilon xung quanh kết hợp đo rọ bắt chuột. Sử dụng các loại bẫy cặp, bẫy lồng, bẫy dính, bẫy ống... và chọn các loại mồi thích hợp như khoai lang, sắn tươi, ngô, cua, cá,... đặt bẫy ở nơi có chuột thường qua lại, nơi chuột mới phá hại, đặt cả ngoài đồng, trong nhà, trong kho tàng để đánh bắt chuột.

Biện pháp hoá học: Sử dụng thuốc thuốc chuột Hicate hiệu Cú mèo của Công  ty  cổ phần  Bảo vệ thực vật 1 Trung ương. Đây là thuốc dạng bả trộn sẵn nên rất dễ sử  dụng. 

Do chuột là loài động vật đa nghi, có khả năng di chuyển xa để tìm thức ăn nên khu vực hoạt động gây hại lớn, do đó cần phải tổ chức diệt chuột đồng loạt, liên tục trong cả khu vực ngoài đồng, trong nhà, trong kho tàng và huy động sự tham gia của cả cộng đồng. Khi thực hiện diệt chuột bằng mồi, bả cần lưu ý: Nên đặt bả nơi có chuột thường qua lại, nơi chuột mới phá hại, đặt cả ngoài đồng, trong nhà, kho tàng; những nơi chuột phá hại mạnh cần đặt tăng số lượng mồi bả và lượng bả trong 1 mồi; không đặt mồi, bả vào những ngày mưa sẽ làm giảm hiệu quả diệt chuột; Cần thông báo rộng rãi trong khu dân cư, tổ chức thu gom mồi thừa, xác chuột chôn cẩn thận đảm bảo an toàn cho người, động vật nuôi và môi trường. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh phong trào nuôi mèo trong các hộ gia đình, bảo vệ các thiên địch như trăn, rắn, chim cú....

Xem thêm
Ẩn bớt
Câu hỏi
Phòng trừ lúa cỏ gây hại
Người gửi: Bác Đức - Xuân Trường, Nam Định - 21/02/2023
Trả lời

Xin thưa bác Đức và bà  con nông dân, trước câu  hỏi  của  bác chúng tôi xin  gửi  đến giải pháp quản lý lúa cỏ như sau:

1. Nhận biết lúa cỏ:

Lúa cỏ còn có nhiều tên gọi khác như lúa ma, lúa hoang, lúa dại, … cùng là loài lúa như lúa trồng nhưng là loài phụ. Lúa cỏ có thời gian sinh trưởng ngắn, chín sớm, hạt rất dễ rụng nên có khả năng lây lan nhanh, khó phòng trừ và có thể gây thất thu năng suất lúa trồng, thậm chí mất trắng.

Giai đoạn 5-10 ngày sau nảy mầm: Cây lúa cỏ sinh trưởng nhanh, thân mảnh và đứng, phiến lá nhỏ, có màu vàng hơn lúa trồng. Giai đoạn đẻ nhánh đến đứng cái: Cây lúa cỏ đẻ nhánh kém, thân mảnh, lóng vươn dài, lá thưa, phiến lá nhỏ, khóm lúa có màu vàng hơn lúa trồng. Giai đoạn trỗ bông: Lúa cỏ trỗ sớm hơn lúa trồng từ 5-7 ngày, thời gian trỗ kéo dài, trên bông có hạt đang phơi màu, hạt ngậm sữa, hạt chắc xanh nên không có sự đồng đều về màu sắc bông lúa như lúa trồng; hạt lúa có râu dài hoặc không có râu; hạt có dạng thon dài hoặc bầu dục mầu vàng - vàng sẫm, có dạng hạt có mỏ tím, tỉ lệ lép cao. Qua nhiều vụ canh tác, lúa cỏ cũng có sự giao phấn với lúa trồng, việc tự để giống khiến lúa phân ly với tính trạng xấu trở nên phức tạp, khó nhận biết và khó quản lý hơn. Thời gian sinh trưởng ngắn hơn, hạt lúa rất dễ rụng. Sau khi hạt rụng xuống nếu gặp điều kiện thuận lợi có thể nảy mầm ngay, nếu gặp điều kiện bất thuận, hạt có thể ngủ nghỉ nhưng vẫn có sức sống cao, duy trì sức nảy mầm trong vài năm. Do vậy lúa cỏ tồn tại, tích tụ lâu trong đất và tăng dần số lượng qua các vụ. Đặc tính này thể hiện sự khác nhau giữa các dòng lúa cỏ, nhưng nhìn chung sức sống của hạt lúa cỏ thường cao hơn rất nhiều so với lúa trồng. Khả năng nảy mầm của lúa cỏ bị ảnh hưởng rất lớn ở tuổi hạt, kết cấu đất, chế độ nước trên đồng ruộng và độ sâu bị chôn vùi trong bùn.

2. Tác hại của lúa cỏ

Lúa cỏ có khả năng lây lan rất nhanh làm thất thu năng suất lúa trồng và khó phòng, chống. Lúa cỏ sinh trưởng và phát triển rất mạnh, cạnh tranh trực tiếp về dinh dưỡng và ánh sáng với lúa trồng làm giảm năng suất của lúa. Lúa cỏ có có thể gây thất thu năng suất từ 15-20%, thậm chí mất trắng, đồng thời lây nhiễm càng trầm trọng cho những vụ sau. Ruộng bị nhiễm lúa cỏ nặng làm giảm phẩm chất gạo cũng như giảm giá trị tiêu dùng và xuất khẩu.

3. Nguyên nhân lúa cỏ lây lan:

Những nguyên nhân sau đây làm cho lúa cỏ lây lan nhanh:

- Hạt giống bị lẫn lúa cỏ, khi vận chuyển giống từ các tỉnh có lúa cỏ đến các tỉnh khác sẽ làm lây lan khi gieo trồng.

- Thường xuyên sử dụng lúa thương phẩm làm giống lúa bị phân ly, thoái hóa và tính chất di truyền có xu hướng trở lại các đặc tính của nguồn gốc lúa hoang dại ban đầu (hiện tượng lại giống) và xuất hiện lúa cỏ với nhiều kiểu hình khác nhau.

- Việc người dân tự để giống lúa, nhất là sử dụng giống trong vùng đã nhiễm lúa cỏ để gieo cấy cho vụ sau làm gia tăng lúa cỏ trên đồng ruộng.

- Thời gian chuyển vụ ngắn nên nguồn hạt lúa cỏ lưu tồn trên đồng ruộng từ những vụ trước chưa được xử lý.

- Hạt lúa cỏ có thể di chuyển, phát tán nhờ nguồn nước, nhờ chim hoặc theo máy móc, nông cụ, từ ruộng này sang ruộng khác, nơi này sang nơi khác.

4. Biện pháp quản lý lúa cỏ:

- Kiểm tra  hạt giống  trước khi gieo cấy, không gieo hạt giống có lẫn lúa cỏ.

- Khi gieo trồng cần tiến hành xử lý hạt giống loại bỏ hạt lép lửng (Ngâm hạt lúa xuống nước, hạt lúa cỏ nhẹ hơn sẽ nổi lên) để loại bỏ nếu bị lẫn.

- Khi ruộng lúa trong giai đoạn đẻ nhánh, kiểm tra, nhổ vùi những cây lúa cỏ (lúa cỏ đẻ nhánh kém, thân mảnh, lóng vươn dài, lá thưa, phiến lá nhỏ, khóm lúa thường có màu vàng hơn lúa trồng); Khi lúa trỗ, nhổ, cắt những cây lúa trỗ sớm bất thường trong ruộng lúa.

- Khi phát hiện hoặc nghi ngờ sự xuất hiện của lúa cỏ báo ngay cho trưởng  thôn, khuyến nông, chủ  nhiệm HTX, lãnh đạo xã để các đồng chí nắm bắt thông tin và thông  báo tiếp lên các cơ quan chuyên môn để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Xử lý bằng thuốc trừ cỏ đầu vụ như: Rồng Đỏ 200SL, Shina 18SL, Bastnate 200SL, Aviator combi 800WP, Takao 250SL để loại bỏ lúa cỏ từ các vụ trước. Sau khi tiêu diệt lúa cỏ thì mới làm  đất gieo cấy vụ tiếp theo.

Xem thêm
Ẩn bớt
Câu hỏi
Cách để phòng trừ rầy nâu hại lúa đạt hiệu quả?
Người gửi: Chị Hồng - Quảng Trị - 21/02/2023
Trả lời

Thưa chị Hồng và bà con, để phòng trừ rầy nâu hại lúa đạt hiệu quả cần chú ý các vấn đề sau:

+ Rầy nâu sống tập trung ở gốc lúa sát mặt nước, chích hút nhựa của cây lúa làm cho cây phát triển kém, còi cọc, gây lửng lép cao, giảm năng suất rất lớn.

+ Khi mật độ rầy cao, có thể gây cháy khô toàn bộ cây lúa.

+ Để phun phòng trừ rầy có hiệu quả, bà con lưu ý:

Nên phun thuốc khi rầy tuổi nhỏ, còn gọi là rầy cám vì trông giống như hạt cám, màu trắng bám trên gốc lúa. Sử dụng một số loại thuốc đặc trị rầy như: Titan 600WG, Sutin 5EC, 50SC, 50WP, 50WG... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì. Từ giai đoạn sau khi lúa chín sữa, bà con nên sử dụng thuốc Diditox 40EC, Subatox 75EC, Bassa 50EC, Trebon 10EC,... rẽ băng rộng từ 0,8 - 1m, phun kỹ phần gốc lúa.

Xem thêm
Ẩn bớt
Câu hỏi
Xin anh cho biết bệnh đạo ôn và các biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả?
Người gửi: Bác Lành - Thái Bình - 21/02/2023
Trả lời

- Thưa bà con, bệnh đạo ôn gây hại chủ yếu trong vụ xuân, bệnh gây hại trên lá trong giai đoạn đẻ nhánh - đứng cái - làm đòng, trong tháng 3 vừa qua thời tiết âm u, mua phùn, ẩm độ cao đã xuất hiện đạo ôn lá ở nhiều địa phương. nếu không phòng trừ tốt thì trong thời gian tới lúa trỗ bông thì khả năng sẽ xuất hiện bệnh đạo ôn cổ bông gây thiệt hại lớn tới năng xuất, bà con lưu ý để phòng trừ.

- Vết bệnh trên lá có hình thoi đặc trưng, ở giữa bạc trắng, xung quanh có viền nâu đỏ. Bệnh nặng, các vết bệnh có thể liên kết với nhau thành mảng lớn làm cho lá lúa cháy lụi từng ổ, từng chòm, có khi cả ruộng

- Vậy để phòng trừ hiệu quả bệnh đạo ôn bà con cần lưu ý:

+ Luôn giữ đủ nước trên ruộng, không bón đạm quá muộn.

+ Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện bệnh sớm đặc biệt khi thời tiết âm u có mưa phùn.

+ Sử dụng các loại thuốc đặc hiệu: Difusan 40EC; Fuji-one 40WP; Fukasu 42WP; Kasoto 200SC; Kabim 30WP của Công ty cổ  phần Bảo  vệ thực vật 1 Trung Ương.

+ Thời điểm  phun: Đạo ôn lá: Phun sớm khi bệnh  mới xuất  hiện. Đạo ôn cổ bông, cổ gié: Phun ngay trước khi lúa trỗ, nếu  bệnh  nặng phun lại lần 2 ngay sau khi lúa trỗ thoát.

Xem thêm
Ẩn bớt
Câu hỏi
Bác Việt ở Krông Bông – Đắk Lắk có hỏi: Nhà tôi trồng hơn 1 ha khoai mì (sắn) muốn hỏi Công ty về quy trình trồng, chăm sóc, phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh để sắn có năng suất cao và tôi có thể để giống được không?
Trả lời

Dựa trên "Quy trình tự để giống sắn sạch bệnh khảm lá áp dụng cho hộ nông dân tự để giống, không được phép kinh doanh" do Cục Trồng trọt ban hành, chúng tôi xin gửi đến bác và các hộ trồng sắn thông tin cần thiết sau:

1. Chọn giống và nguồn giống sạch bệnh

- Chọn giống khoai mì (sắn) chống chịu hoặc ít nhiễm bệnh, tuyệt đối không trồng các giống khoai mì nhiễm bệnh mà cơ quan chuyên ngành bảo vệ thực vật (BVTV) khuyến cáo.

- Chọn nguồn giống sạch bệnh để trồng bằng cách lấy giống rõ nguồn gốc từ các vùng hoặc cơ sở sản xuất giống sạch bệnh; có đầy đủ hồ sơ chứng minh kiểm soát bệnh, gồm: hộ sản xuất, diện tích, tên giống, nguồn gốc, kết quả giám định virus khi thu họach (tối thiểu 30 mẫu lấy từ 30 cây ngẫu nhiên; lô giống không đạt nếu phát hiện > 01 mẫu dương tính; giám định virus gây bệnh khảm lá sắn tại các cơ sở có máy móc, thiết bị, dụng cụ giám định bằng phương pháp ELISA hoặc PCR được cơ quan chuyên môn BVTV chỉ định).

2. Bố trí ruộng trồng

Hộ nông dân cần dành riêng một phần diện tích để sản xuất giống sạch bệnh. Nên cách ly với ruộng sản xuất khoai mì thương phẩm hoặc trồng xen với cây ngô, lạc để cách ly ruộng sản xuất giống và hạn chế lây lan bệnh.

3. Thời vụ

Thời vụ trồng là vụ sản xuất chính tại địa phương để hạn chế bọ phấn trắng xâm nhiễm vào khu vực sản xuất giống.

4. Biện pháp chăm sóc, phòng trừ bọ phấn trắng

a. Biện pháp chăm sóc

Áp dụng đầy đủ các biện pháp chăm sóc trong quy trình canh tác do Cục Trồng trọt ban hành để cây giống khỏe, chất lượng cao.

b. Phòng trừ cỏ dại

Dùng thuốc trừ cỏ Fuquy 150EC. Đây là thuốc trừ cỏ chọn lọc, hậu nảy mầm, có hiệu lực cao với cỏ lá hẹp như: Lồng vực, mần trầu, cỏ chim ri, cỏ chỉ, cỏ mật, cỏ sâu róm, đuôi phụng, cỏ ống, cỏ túc, bông tua, lá tre... Hiện nay chúng tôi còn có sản phẩm cặp đôi của Fuquy 150EC và Topcane 60WG giúp giải quyết triệt để cả cỏ lá hẹp và lá rộng trên ruộng khoai mì.

c. Phòng trừ bọ phấn trắng

- Khi phát hiện bọ phấn trắng vào bẫy hoặc trên ruộng khoai mì, tiến hành thu mẫu bọ phấn trắng đế giám định virus khảm lá khoai mì, nếu mẫu dương tính thì tiến hành phun thuốc BVTV trừ bọ phấn trắng (là môi  giới truyền bệnh khảm lá khoai mì); có thể phun phòng sớm khi bọ phấn trắng mới xuất hiện, có xu hướng bùng phát thành dịch.

- Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép; phun trừ bọ phấn trắng theo nguyên tắc 4 đúng.

- Có thể dùng thuốc Sutin 50SC, 50WP, 50WG; Subatox 75EC; Diditox 40EC; Bassa 50EC hoặc Titan 600WG để phòng trừ bọ phấn trắng và các loại sâu hại khác.

5. Kiểm tra, tiêu hủy cây bệnh

Ngay từ khi hom khoai mì mọc mầm đến khi thu hoạch, định kỳ 5 - 7 ngày/lần kiểm tra đồng ruộng để phát hiện cây khoai mì có biểu hiện triệu chứng bệnh, tiến hành tiêu hủy ngay bằng cách nhổ toàn bộ cây đem chôn lấp hoặc đốt.

Trước khi thu hoạch, kiểm tra để phát hiện cây khoai mì bị bệnh lần cuối cùng và tiêu hủy như trên.

Khuyến khích thu mẫu cây giống để giám định virus khảm lá khoai mì: tối thiểu 30 mẫu trên 30 cây sắn ngẫu nhiên trong ruộng sản xuất giống sạch bệnh, nếu phát hiện > 02 mẫu dương tính với virus gây bệnh khảm lá thì ruộng giống không đạt yêu cầu giống sạch bệnh.

6. Thu hoạch

Thu hoạch cây giống khi ruộng khoai mì đạt 8 tháng tuổi trở lên, trước khi thu hoạch lưu ý:

- Kiểm tra để phát hiện cây khoai mì bị bệnh lần cuối cùng và tiêu hủy như trên.

- Thu mẫu cây giống để giám định virus khảm lá khoai mì: tối thiểu 30 mẫu trên 30 cây sắn ngẫu nhiên trong ruộng sản xuất giống sạch bệnh, nếu phát hiện > 02 mẫu dương tính với virus gây bệnh khảm lá thì ruộng giống không đạt yêu cầu giống sạch bệnh.

Hom giống lấy từ 1/3 đoạn giữa thân cây khoai mì, chiều dài của hom trồng sản xuất là 20cm, đạt tối thiểu là 6 - 10 đốt, không nên chặt hom quá ngắn hoặc quá dài. Khi chặt hom dùng các loại dụng cụ sắc, bén để chặt và tránh làm cho hom bị thương tổn về mặt cơ giới như trầy vỏ hoặc dập phần thân gỗ của hom.

7. Bảo quản giống

Thời gian bảo quản giống không quá 30 ngày sau thu hoạch, bảo quản giống theo cách: bó từng bó để nằm hoặc dựng đứng hom giống trong bóng râm, hoặc có thể cắm thẳng từng hom xuống đất theo từng cụm từ 500 – 1.000 cây/cụm. Trong thời gian bảo quản, hom giống có thể bị các loại sâu hại tấn công; vì thế có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu phù hợp để phòng trừ như: Sutin 50SC, 50WP, 50WG; Subatox 75EC; Diditox 40EC; Bassa 50EC hoặc Titan 600WG.

Trong thời gian bảo quản cây giống cần thường xuyên kiểm tra, nếu phát hiện bọ phấn trắng thì phun trừ để phòng chống lây nhiễm bệnh và loại bỏ cây có biểu hiện triệu chứng bệnh.

Xin kính chúc bác và các hộ trồng khoai mì (sắn) đạt năng suất cao.

Xin cảm ơn!

Xem thêm
Ẩn bớt
Câu hỏi
Phòng trừ bệnh khảm lá sắn (khoai mỳ)
Người gửi: Ông Ma Sinh ở xã M’lăh, huyện Krong Pa, tỉnh Gia Lai hỏi: “Nương khoai mỳ nhà tôi bị khảm lá nặng quá. Hỏi dùng thuốc gì để phòng trừ?” - 04/11/2021
Trả lời

Bệnh khảm lá sắn (khoai mỳ) do virút (virus) gây nên. Bệnh lan truyền qua trung gian là bọ phấn trắng và qua hom giống lấy từ cây bị bệnh. Đây là bệnh rất nguy hiểm và khó phòng trừ.

 

Theo thống kê mới nhất của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Krông Pa, có gần 3.500 ha sắn (khoai mỳ) của huyện bị nhiễm bệnh khảm lá. Những địa phương bị nhiễm nhiều là Ia Mlah 788,8 ha, Chư Ngọc 656 ha, Krông Năng 411,7 ha, Chư Drăng 496,3 ha, Ia Rsai 110 ha, Phú Cần 150 ha, Chư Gu 155 ha, Ia Dreh 23,4 ha, Đất Bằng 235 ha, Uar 91 ha, Ia Rmok 70 ha, Ia Rsươm 108,7 ha.

Nhiều vườn sắn (khoai mỳ) ban đầu sinh trưởng và phát triển bình thường, tuy nhiên chỉ một thời gian sau thì lá bị vàng loang lổ, sau đó bị xoăn, nhăn nhúm, cong queo.

Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết của bệnh khảm lá sắn (khoai mỳ) là khảm vàng loang lổ trên lá.

Mức độ hại nhẹ, lá không bị biến dạng hoặc biến dạng nhẹ, mức độ hại nặng làm cho lá sắn (khoai mỳ) xoăn, cong queo, nhăn nhúm. Hom giống lấy từ cây sắn bị bệnh khi mọc mầm có biểu hiện bệnh ngay.

Cây sắn (khoai mỳ) còn non bị nhiễm virus sẽ không cho thu hoạch.

Cây sắn (khoai mỳ) đã lớn mới nhiễm virus vẫn biểu hiện bệnh nhưng nhẹ hơn, làm năng suất, chất lượng giảm. Triệu chứng bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây sắn (khoai mỳ).

Biện pháp phòng trừ bệnh khảm lá sắn (khoai mỳ):

Chúng tôi xin  gửi đến bác và bà con nông dân trồng sắn (khoai mỳ) biện pháp phòng trừ tổng hợp sau:

  1. Người trồng nên mua hom giống tại các địa điểm bán giống có uy tín, rõ nguồn gốc xuất xứ; không mua hom giống sắn (khoai mỳ) có nguồn gốc từ các địa phương đang bị bệnh khảm lá gây hại nặng. Khuyến cáo người dân không sử dụng hom giống ở khu vực đã nhiễm bệnh cho vụ sau; vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ  sau thu hoạch.
  2. Không trồng các giống nhiễm như HL-S11; hạn chế trồng các giống nhiễm bệnh khảm lá như HL-S12, KM 419, KM 140; nên sử dụng các giống kháng bệnh, giống ít bị bệnh để trồng như KM94.
  3. Hiện không có thuốc đặc trị bệnh do virút gây nên, do đó phải sử dụng các loại thuốc trừ sâu rầy có hiệu quả cao và ít bị kháng thuốc để phòng trừ bọ phấn trắng vào các giai đoạn 25 ngày, 50 ngày và 75 ngày sau khi trồng sắn, gồm: Bassa 50EC; Subatox 75EC; Sutin 50SC, 50WP, 50WG; Titan 600WG.
Xem thêm
Ẩn bớt
Câu hỏi
Ốc bươu vàng và biện pháp phòng trừ
Người gửi: Bác Tánh – Huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang hỏi: “Chúng tôi xuống giống lúa nhưng bị ốc bươu vàng phá hại mạnh quá. Xin hỏi Công ty có thuốc nào tốt không bán cho tôi ?” - 11/10/2021
Trả lời

Xin cảm ơn bác, xin trả lời bác như sau:

Trước hết bác và bà con cần nắm vững đặc điểm của ốc bươu vàng hại lúa để có biện pháp phòng trừ hiệu quả:

Đặc điểm của ốc bươu vàng:

Trong những  năm gần đây bà con nông dân ở các tỉnh  đồng bằng sông Cửu Long gặp khó khăn trong việc phòng trừ ốc bươu vàng hại lúa, đặc  biệt là vụ Thu Đông khi thời tiết có mưa thường xuyên. Theo số liệu của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, diện  tích lúa bị  ốc bươu vàng gây hại khoảng 4.000 ha với mật số phổ biến là  2 – 5 con/m2, có nơi cao hơn. 

Ốc bươu vàng vẫn sống sót trong điều kiện khô hạn kéo dài bằng cách đóng vảy miệng và vùi sâu trong đất để ngủ nghỉ, đợi đến thời gian thích hợp tiếp tục gây hại.

Ốc bươu vàng sinh sản sớm, chỉ từ 2 - 3 tháng tuổi ốc cái đã bắt đầu sinh sản; lượng trứng nhiều (120 – 500 trứng/chùm) nên dễ bùng phát thành dịch.

Ốc bươu vàng phá hại nặng lúa non. Chúng ăn liên tục cả ngày lẫn đêm bằng cách cắn ngang thân cây lúa, ăn trụi từng đám khiến nhiều diện tích lúa chết hoàn toàn. Đồng thời ốc bươu vàng còn tiết ra chất nhờn bám vào vết cắn, khiến cây lúa không thể tiếp tục sinh trưởng. 

Biện pháp phòng trừ:

Trong những năm gần đây bà con nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long thường dùng thuốc trừ ốc để diệt trừ ốc bươu vàng. Nhiều bà con thường dùng thuốc trừ ốc kết hợp với thuốc trừ sâu, tuy có thể đạt hiệu quả nhưng chưa khoa học và gây lãng phí.

Để phòng trừ ốc bươu vàng hiệu quả, an toàn bác Tánh và bà con nông  dân cần sử dụng tổng hợp các biện pháp sau:

      1. Có thể dùng phương pháp thủ công như bắt bằng tay, đào rãnh hai bên để làm khô nước, dụ ốc lại một chỗ để bắt. Ngoài ra có thể cắm cọc cho ốc bươu vàng lên đẻ trứng rồi bắt.

     2. Dùng lưới mắt cáo bằng kim loại, lưới nilon có lỗ nhỏ… chặn trước cửa ruộng, mương máng, cống dẫn nước vào ruộng để ngăn ốc từ bên ngoài xâm nhập vào ruộng lúa.

      3. Thả vịt vào mương máng, ruộng lúa trước khi  gieo, khi  lúa đã cứng cây hoặc sau khi thu hoạch để vịt ăn ốc con. 

      4. Dùng thuốc đặc hiệu Boxer 15GR hoặc StarPumper 800WP.

Thuốc trừ ốc Boxer 15GR: là thuốc đặc trị ốc bươu vàng hại lúa có tác động tiếp xúc và vị độc. Thuốc có chứa chất dẫn dụ nên rất hấp dẫn với ốc; khi trúng thuốc, ốc mất nước, ngừng ăn và chết. Boxer 15GR dễ sử dụng, rất ít độc với cá, động vật thủy sinh, môi trường và con người.

Cách sử dụng:

  • Trước khi sạ: Sau khi làm đất lần cuối, để lắng bùn; giữ mức nước trong ruộng từ 3-5 cm; rải đều thuốc trên mặt ruộng. Giữ nước tối thiểu 1 ngày để diệt sạch ốc. Sau đó xả nước và sạ bình thường.
  • Trộn với thóc giống: Trộn đều lượng thuốc với lượng thóc giống cần dùng, sau đó sạ bình thường.
  • Sau khi sạ: Rải đều thuốc trên ruộng lúa ngay khi ốc xuất hiện; để mức nước 3-5 cm khi rải thuốc và giữ nước tối thiểu 2-3 ngày để diệt sạch ốc.

Lượng dùng: 5 kg/ha.

Thuốc trừ ốc StarPumper 800WP: là thuốc hỗn hợp đặc trị ốc bươu vàng hại lúa; có tác động tiếp xúc, vị độc, xông hơi, ức chế men hô hấp. Khi trúng thuốc ốc mất nước, ngừng ăn, suy hô hấp và chết nhanh. Thuốc diệt sạch ốc to, ốc nhỏ nên đạt hiệu quả cao và kéo dài. StarPumper 800WP ít độc với cá, động vật thủy sinh, môi trường và con người; không làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa.

Cách sử dụng:

  • Pha 30 – 40 g thuốc với 32 lít nước, phun cho 1000 m2.

+ Phun nhử: Dẫn nước vào ruộng trước khi sạ để nhử ốc trồi lên, phun thuốc diệt ốc; sau đó làm đất và sạ bình thường.

+ Sau sạ 7 -10 ngày: Phun ngay khi lấy nước để rải phân lần 1.

+ Phun khi thấy ốc xuất hiện.

  • Lượng dùng: 300 – 400g/ha.

 

Xin cảm ơn bác Tánh và bà con nông dân đã tin tưởng sản phẩm của PSC.1, chúc bác và bà con nông dân trúng mùa, đạt năng suất cao.

Xem thêm
Ẩn bớt
Gửi câu hỏi
0.04112 sec| 2630.25 kb