BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

admin | 02/09/2021
Bệnh đạo ôn (cháy lá) lúa là một trong số bệnh nguy hiểm nhất cho các vùng trồng lúa. Bệnh hại nặng trên lá làm cho lá lúa héo khô (cháy), lụi; hại nặng trên cổ bông, cổ gié làm cho hạt lúa bj lép, lửng, năng suất giảm nghiêm trọng
BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Triệu chứng gây hại

Bệnh đạo ôn hại lúa do nấm với tên khoa học Pyricularia oryzae gây nên. Nấm bệnh có thể tấn công trên lá, thân, cổ bông, cổ gié và hạt lúa.   

Trên lá: bệnh hại chủ yếu ở giai đoạn mạ - đẻ nhánh. Lúc đầu vết bệnh chỉ nhỏ như đầu mũi kim, màu xám xanh giống như bị nước sôi, sau chuyển sang màu nâu, rồi lan rộng dần ra thành hình thoi, xung quanh màu nâu đậm, giữa màu xám trắng. Nếu nặng, nhiều vết bệnh liên kết lại với nhau tạo thành mảng lớn, có thể làm lá bị khô cháy (nên còn gọi là bệnh cháy lá), cây lúa lụi tàn, gây thất thu năng suất nghiêm trọng.

Trên cổ bông, cổ gié: nấm bệnh tấn công trên cổ bông, cổ gié làm cản trở việc vận chuyển chất dinh dưỡng lên nuôi bông, nuôi hạt làm cho hạt lúa bị lép lửng. Nếu bệnh tấn công sớm có thể làm cho hạt lúa bị lép hoàn toàn. Vết bị bệnh lúc đầu có màu xám xanh, sau chuyển dần sang màu nâu, nâu đậm. Nếu ẩm độ không khí cao, chỗ vết bệnh sẽ mọc một lớp nấm mốc màu xám xanh, dễ bị gãy, làm ruộng lúa trở nên xơ xác.

Trên hạt: vết bệnh có hình tròn, viền nâu, tâm màu xám trắng, đường kính khoảng 1 - 2 mm, làm hạt lúa bị lem lép, Nếu bị bệnh sớm, hạt lúa có thể bị lép hoàn toàn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đặc điểm phát sinh, phát triển

- Thời tiết khí hậu: nấm ưa nhiệt độ tương đối thấp (20 - 27 oC), ẩm độ không khí bão hòa và trời âm u. Ở Miền Bắc Việt Nam, trà lúa Mùa muộn trỗ-chín, hoặc vụ lúa Đông Xuân vào giai đoạn con gái- đứng cái-làm đòng là những cao điểm của bệnh trong năm.

- Đất đai, phân bón: chân ruộng trũng, khó thoát nước là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển bệnh nặng. Bón phân đạm quá nhiều, quá muộn hoặc vào lúc nhiệt độ không khí thấp và cây còn non đều làm bệnh nặng. Bón kali trên nền đạm cao sẽ làm bệnh tăng.

- Giống lúa: giống có tỷ lệ SiO2/N cao, chứa nhiều polyphenon, hình thành nhiều phytoalexin đẻ nhánh tập trung, ống rơm dày, lá cứng là những giống chống chịu bệnh tốt.

Biện pháp phòng tr

- Biện pháp giống:

  • Không gieo trồng giống nhiễm bệnh, không lấy lúa ở những ruộng đã bị bệnh đạo ôn ở vụ trước để làm giống cho vụ sau.
  • Chọn giống có gen kháng bệnh đạo ôn.
  • Chọn giống sạch bệnh: xử lý hạt giống bằng nước nóng 54 °C trong 10 phút, xử lý bằng thuốc hoá học hoặc xử lý hạt giống bằng cách trộn giống với nước muối 15%.

- Dự tính dự báo:

Điều tra bệnh, phân tích các yếu tố: nguồn bệnh, thời tiết, sinh trưởng của cây lúa, đất đai, phân bón, cơ cấu giống lúa.

- Biện pháp canh tác:

  • Dọn sạch tàn dư rơm rạ. Không gieo, cấy quá dày.
  • Không bón quá nhiều phân đạm, nhất là thời kỳ cuối đẻ nhánh và trước sau trỗ. Phải bón cân đối giữa đạm, lân và kali. Nên bón theo bảng so màu lá lúa để cây lúa luôn khỏe mạnh, không bị tốt lốp, có sức chống chịu với bệnh.
  • Kiểm tra ruộng lúa thường xuyên để kịp thời phát hiện và có biện pháp phòng trị bệnh kịp thời. Nếu phát hiện có bệnh, mà thời tiết đang phù hợp cho bệnh (trời lạnh, đêm và sáng sớm có nhiều sương mù, hoặc trời có mưa nhỏ xen kẽ, ban ngày trời âm u ít nắng…) thì phải ngưng bón đạm, không để ruộng bị khô nước và tiến hành phun thuốc kịp thời.

- Biện pháp hóa học: 

Dùng một số loại thuốc sau để phòng trừ, gồm:

+ Difusan 40EC: Liều lượng: 1,2 lít/ha. Pha 40 – 50ml thuốc với 16 – 20 lít nước.

+ Fuji – One 40WP: Liều lượng: 1 - 1,5 kg/ha. Pha 30 - 40g thuốc với 16 - 20 lít  nước.

+ Fukasu 42WP: Liều lượng: 1 - 1,2 kg/ha. Pha 28 - 38g thuốc với 12 - 16 lít  nước.

+ Kabim 30WP: Liều lượng: 600 g/ha. Pha 20g thuốc với 16 - 20 lít nước.

+ Kasoto 200SC: Liều lượng: 600 ml/ha. Pha 22ml thuốc với 15 - 18 lít nước.

+ Still Liver 300ME: Liều lượng: 300 - 400ml/ha. Pha 20ml thuốc với 20 - 25 lít nước.

+ Tiptop 250EC: Liều lượng: 250 - 500ml/ha. Pha 10ml thuốc với 10 - 16 lít nước.

+ Tiptop Gold 400EC: Liều lượng: 300ml/ha. Pha 8 - 10ml thuốc với 16 - 20 lít nước.

* Cách phun: Phun ướt đẫm đều thân, lá lúa

* Thời điểm phun:

  • Đạo ôn lá: Phun ngày khi bệnh chớm xuất hiện
  • Đạo ôn cổ bông, cổ gié: Phun trước khi lúa trỗ 5 - 7 ngày; nếu bệnh nặng, phun thêm lần 2 ngay sau khi lúa trỗ thoát.

                                                                                                      

0 bình luận

TVQuản trị viênQTV

Chào mừng, quý khách. Hãy để lại nhận xét, chúng tôi sẽ trả lời sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.04306 sec| 2534.133 kb