Thông báo tình hình dịch hại cuối tháng 10 năm 2023 (Nguồn: Cục BVTV)

admin | 25/10/2023
Thông báo tình hình dịch hại cuối tháng 10 năm 2023 (Nguồn: Cục BVTV)

BỘ NÔNG NGHIỆP&PTNT

CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 42/BC7N-BVTV

 

BÁO CÁO
Tình hình sinh vật gây hại cây trồng

(Từ ngày 13 tháng 10 đến ngày 19 tháng 10 năm 2023)

 

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG

1. Tình hình thời tiết trong tuần: Theo Trung tâm Dự báo KT-TV Quốc gia.

1.1. Các tỉnh Bắc Bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 24,8 0C;      Cao nhất: 32,4 0C;          Thấp nhất: 16,50C;

Độ ẩm:     Trung bình: 80 %;          Cao nhất: 91,6%;           Thấp nhất: 70,4%.

         - Nhận xét: Trong kỳ đêm và sáng sớm có sương, trời se lạnh, ngày trời nắng, không mưa.

-  Dự báo trong tuần tới:  Ngày 20/10, có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to ; từ đêm 20-21/10 có mưa rào và dông vài nơi. Ngày 22/10, có mưa rào và dông rải rác. Từ ngày 23-26/10, khu vực phổ biến có mưa vài nơi. Trong cơn dông cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.

1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 25 0C;         Cao nhất: 30,50C;        Thấp nhất: 22 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 89 %;          Cao nhất: 95,5%;         Thấp nhất: 79,3 %.

- Nhận xét: Trong kỳ, các tỉnh phía Bắc khu vực có mưa rào và dông rải rác, các tỉnh phía Nam khu vực có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Trong cơn dông cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.

- Dự báo trong tuần tới: Ngày 20/10, khu vực phổ biến có mưa vài nơi.Từ ngày 21-26/10, có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong cơn dông cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.

1.3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

a) Duyên hải Nam Trung B

Nhiệt độ:  Trung bình: 27,8 0C;       Cao nhất: 32,10C;          Thấp nhất: 25,2 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 84%;           Cao nhất: 88,4 %;           Thấp nhất: 78,8%.

b) Tây Nguyên                                                 

Nhiệt độ:  Trung bình: 22 0C;      Cao nhất: 31,5 0C;           Thấp nhất: 14,4 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 89 %;          Cao nhất: 94,4 %;            Thấp nhất: 83,5 %.

- Nhận xét: Thời tiết kỳ qua khu vực Đồng Bằng và Tây Nguyên do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới, trời mây thay đổi, có mưa vừa đến mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Nhìn chung, thời tiết ảnh hưởng nhẹ đến việc thu hoạch lúa Hè Thu muộn (Tây Nguyên) và dập nát, úng ngập một số rau màu ở những vùng mưa lũ. Lúa vụ Mùa, rau màu (ở những vùng không bị ảnh hưởng) và một số cây trồng chính khác sinh trưởng phát triển bình thường.

- Dự báo trong tuần tới

 + Duyên Hải Nam Trung Bộ: Ngày 20/10, có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng gián đoạn; riêng chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác. Từ ngày 21-26/10, các tỉnh phía Bắc khu vực có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to; các tỉnh phía Nam khu vực có mưa vài nơi, chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác. Trong cơn dông cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.

+ Tây Nguyên: Từ ngày 20-26/10, có mưa rào và dông vài nơi, chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác. Trong cơn dông cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.

1.4. Các tỉnh Nam Bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 27,8 0C;       Cao nhất: 35,30C;          Thấp nhất: 24,10C;

Độ ẩm:     Trung bình: 86,4 %;        Cao nhất: 96%;             Thấp nhất: 81,3 %.

- Nhận xét: Thời tiết khu vực Nam Bộ trong kỳ phổ biến chiều và đêm có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông.

- Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 20-26/10, có mưa rào và dông vài nơi, chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác. Trong cơn dông cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

2.1. Các tỉnh Bắc Bộ

a, Cây lúa

Lúa Mùa 2023: Diện tích đã gieo cấy 825.653 ha/ 832.572 ha, đạt 99,2 % so với kế hoạch. Đến 19/10/2023, đã thu hoạch xong trà sớm và chính vụ với tổng diện tích 607.812 ha, chiếm 74% diện tích gieo trồng. Cụ thể:

Vụ/ Trà lúa

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Diện tích đã thu hoạch (ha)

Trà sớm

Thu hoạch xong

0

177.353

Trà chính vụ

Thu hoạch xong

 

    430.459

Trà muộn

Chín, thu hoạch

217.841

 

Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch) 

825.653/ 832.572 

b, Cây trồng khác

   Cây trồng

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

- Cây ngô Đông

Gieo, 5- 9 lá

34.219

- Cây rau

Cây con - PTTL

45.638

- Cây ăn quả

 

 

 + Cam, quýt

Phát triển quả

39.592

 + Bưởi

Phát triển quả

36.363

 + Nhãn

Thu hoạch - chăm sóc sau TH

37.705

 + Vải

Phát triển lộc

47.643

 + Chuối

Kinh doanh – thu hoạch

37.525

 + Xoài

Chăm sóc

20.604

- Cây công nghiệp

 

 

 + Chè

Phát triển búp – thu hái

85.704

 + Sắn

Phát triển củ

10.222

 + Cà phê

Phát triển quả - thu hoạch

20.468

- Cây lâm nghiệp

 

 

+ Thông

Khai thác nhựa

366.658

+ Quế

Kinh doanh

128.237

+ Keo

PT thân lá – kinh doanh

285.383

+ Hồi

Kinh doanh

34.825

+ Tre, luồng, vầu

Kinh doanh

4.137

2.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ

a, Cây lúa

Lúa Hè thuMùa:  Diện tích đã gieo cấy 295.960 ha/ 302.672 ha, đạt 98 % so với kế hoạch. Đến ngày 19/10/2023, đã thu hoạch 287.598 ha, chiếm 97,2 % diện tích gieo trồng. Cụ thể:

Vụ/ Trà lúa

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích hiện tại  (ha)

Diện tích đã thu hoạch (ha)

Hè Thu

Thu hoạch xong

0

167.865

Mùa chính vụ

Thu hoạch xong

0

109.317

Mùa muộn

Chín - thu hoạch

8.363

10.415

Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch)

295.960/ 302.672

b, Cây trồng khác

Cây trồng

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Ngô Hè Thu

Thu hoạch

12.179

Ngô Đông

Mới gieo - 6 lá

7.849

Cây rau

Cây con - thu hoạch

15.441

Lạc Hè Thu

Thu hoạch

1.091

Cây sắn

PT củ - tích lũy tinh bột

43.973

Cây mía

Tích lũy đường

34.949

Cây dứa

KTCB - KD

1.815

Cây cam, chanh

KTCB – thu hoạch

26.278

Cây cà phê

PT quả

4.329

Cây cao su

KTCB- KD

73.573

Cây hồ tiêu

Phân hóa mầm hoa

3.614

Cây chè

KTCB - KD

13.421

Cây khoai lang

PTTL- củ

1.696

Cây Vừng (mè)

PTTL

2.849

Cây thông

KTCB - KD

104.627

Cây keo

KTCB - KD

436.795

Cây luồng

KTCB - KD

83.756

2.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

a) Cây lúa

- Lúa Hè Thu: có diện tích 352.602 ha/ 360.437 ha, đạt 98% so với kế hoạch. Đến ngày 19/10/2023, đã thu hoạch 283.294 ha, chiếm 80,3 % diện tích gieo trồng.

Khu vực

Trà

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích hiện tại (ha)

Diện tích đã thu hoạch (ha)

Đồng Bằng

Sớm

Thu hoạch xong

 

93.753

Chính vụ

Thu hoạch xong

 

113.081

Muộn

Chín - thu hoạch

2.711

5.700

Tây Nguyên

Sớm

Thu hoạch xong

 

37.037

Chính vụ

Chín – thu hoạch

20.939

33.724

Muộn

Chắc xanh - chín

45.657

 

Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch)

352.602/ 360.437

- Lúa vụ Mùa 2023: Đã xuống giống được 78.777 ha (tăng 3.106 ha so với tuần trước), chủ yếu tập trung tại tỉnh Lâm Đồng, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên,... .Đến ngày 19/10/2023, đã thu hoạch được 2.470 ha. Cụ thể:

 

 

Vụ/ Trà lúa

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích hiện tại  (ha)

Diện tích đã thu hoạch (ha)

Mùa sớm

Chắc xanh - thu hoạch

11.609

2.470

Mùa chính vụ

Mạ - đẻ nhánh - đòng trỗ

64.698

 

Tổng cộng  

78.777

b) Cây trồng khác

Cây trồng

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích hiện tại (ha)

- Ngô

Vụ Mùa 2023

Cây con - PTTL

50.541

- Đậu

Vụ Mùa 2023

Cây con - PTTL

12.226

- Lạc

Vụ Mùa 2023

Cây con - PTTL

5.768

- Cây rau

Nhiều giai đoạn

37.763

- Cây sắn

 

237.783

Đồng Bằng

ĐX 2022-2023

Nuôi củ - thu hoạch

41.296

Hè Thu 2023

PTTL - tạo củ

34.749

Mùa 2023

Xuống giống – cây con

197

Tây Nguyên

ĐX 2022-2023

Nuôi củ - thu hoạch

11.531

Hè Thu 2023

Cây con - PTTL

149.918

Vụ Mùa 2023

Xuống giống

92

- Cây ăn quả:

 

 

+ Thanh long

Chăm sóc - thu hoạch

27.890

+ Sầu riêng

Thu hoạch - chăm sóc sau thu hoạch

53.331

+ Nho

Chăm sóc - thu hoạch

1.061

+ Táo

Chăm sóc - thu hoạch

1.055

+ Dừa

Nhiều giai đoạn

14.965

+ Cây có múi

Các giai đoạn

9.573

- Cây công nghiệp:

 

 

+ Chè

Chăm sóc - thu hoạch

12.055

+ Mía

Vươn lóng - tích lũy đường

62.457

+ Cà phê

Chắc quả - chín bói

660.565

+ Tiêu

Nuôi quả - chắc quả

80.264

+ Điều

Chăm sóc -ra đọt non

135.767

+ Cao su

Khai thác mủ

276.161

    

    2.4. Các tỉnh Nam Bộ

a) Cây lúa

- Lúa Thu Đông –Mùa 2023: Đã gieo sạ 876.199 ha/ 717.282 ha, đạt 122,2% so với kế hoạch. Đến ngày 19/10/2023, đã thu hoạch 281.926 ha, chiếm 32% diện tích gieo trồng. Cụ thể:

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích hiện tại (ha)

Diện tích đã thu hoạch (ha)

Mạ

108.460

 

Đẻ nhánh

182.415

 

Đòng - trỗ

201.303

 

Chín

102.095

 

Thu hoạch

 

281.926

Tổng cộng

876.199

- Lúa Đông Xuân 2023-2024: Đã xuống giống 134.801 ha/ 1.048.742 ha, đạt 13% so với kế hoạch. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau,…

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích gieo cấy (ha)

Diện tích thu hoạch (ha)

Mạ

71.129

 

Đẻ nhánh

56.566

 

Đòng-trổ

7.061

 

Chín

45

 

Thu hoạch

 

 

Tổng

134.801

       b) Cây trồng khác

Cây trồng

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Cây rau:

Nhiều giai đoạn 

64.144

Cây ăn quả:

 

 

+ Cây dừa

Nhiều giai đoạn

172.085

+ Cây có múi

Nhiều giai đoạn

134.644

+ Cây xoài

Sinh trưởng

62.229

+ Cây chuối

Nhiều giai đoạn

45.879

+ Cây mít

PTTL, Nuôi quả, TH

58.381

+ Cây sầu riêng

Thu hoạch - chăm sóc

56.293

+ Cây nhãn

Chăm sóc, PTTL

26.096

+ Cây thanh long

Chăm sóc, PTTL

20.980

+ Cây chôm chôm

Chăm sóc, PTTL

17.211

 Cây công nghiệp:

 

 

+ Cao su

Chăm sóc, PTTL

519.913

+ Điều

Chăm sóc, PTTL

186.766

+ Sắn (Khoai mì)

PTTL, PT củ, thu hoạch

50.099

+ Tiêu

Chăm sóc, Ra hoa

36.032

+ Cà phê

Chăm sóc, Đậu trái non

22.320

+ Cây ngô (Bắp)

Cây con, PTTL, trỗ cờ, TH

24.318

+ Cây mía

Mới trồng, PTTL, ĐN

18.658

c) Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng trong vụ

Vụ

Diện tích bị thiệt hại và khắc phục (ha)

Nguyên nhân

Giảm NS
30-70%

Mất trắng (>70%)

Đã gieo
cấy, dặm lại

Khô hạn (ha)

Ngập úng, đổ ngã

Nhiễm mặn

Hè Thu 2023

4.197,5

58

24

 

4.239,5 (ST)

16 (KG)

Tổng

4.197,5

58

24

 

4.239,5

16

II. TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU

2.1. Cây Lúa

-  Bệnh đạo ôn:

+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 9.733 ha (tăng 2.712 ha so với kỳ trước, giảm 5.647 ha so với CKNT); phòng trừ trong kỳ 4.127 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Ninh Thuận, Gia Lai, Lâm Đồng, Long An, Trà Vinh, Bạc Liêu,  An Giang, Tây Ninh, Sóc Trăng, …;

+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 378 ha (tăng 57 ha so với kỳ trước, tăng 328 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 17 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Lâm Đồng, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bạc Liêu...;

- Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 994 ha (tăng 215 ha so với kỳ trước, tăng 644 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 418 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Tháp…;

- Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 2.649 ha (tăng 662 ha so với kỳ trước, giảm 263 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 846 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang, Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp…;

- Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 456 ha (giảm 22 ha so với kỳ trước, giảm 63 ha so với CKNT), nhiễm nặng 3 ha, phòng trừ trong kỳ 358 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Khánh Hoà, Bà Rịa Vũng Tàu,  Kiên Giang, Hậu Giang, An Giang…;

- Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 4.512 ha (giảm 2.140 ha so với kỳ trước, giảm 1.724 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 6 ha; phòng trừ trong kỳ 1.129 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Nghệ An, An Giang, Đồng Nai, Tây Ninh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang…;

- Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 5.819 ha (tăng 1.527 ha so với kỳ trước, tăng 1.545 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 03 ha, mất trắng 02 ha tại Nghệ An; phòng trừ trong kỳ 1.163 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bắc Giang, Nghệ An, Bạc Liêu, An Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh…;

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 3.733 ha (giảm 7.409 ha so với kỳ trước,                                                                                                                                                                                                                                                   tăng 452 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 85 ha;  phòng trừ trong kỳ 3.439 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Thái Bình, Quảng Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Bình Thuận, Bình Định, Gia Lai, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh…;

- Bọ trĩ: Diện tích nhiễm 194 ha (tăng 45 ha so với kỳ trước, giảm 298 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 32 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Cà Mau, Đồng Nai, Sóc Trăng, Bình Phước …;

- Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 6.281 ha (tăng 1.280 ha so với kỳ trước, tăng 2.860 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 4.281 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận,Khánh Hoà, Lâm Đồng,  Bạc Liêu, Đồng Nai, Sóc Trăng, Long An, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh…;

- Chuột: Diện tích nhiễm 1.669 ha (giảm 779 ha so với kỳ trước, tăng 191 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 14 ha, phòng trừ trong kỳ 244 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Thái Nguyên, Ninh Bình, Hà Nội…Nghệ An, Bình Thuận, Khánh Hòa, Gia Lai, Lâm Đồng, Phú Yên, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An…;

2.2. Cây ngô

Sâu keo mùa thu: Diện tích nhiễm 802 ha (giảm 81 ha so với kỳ trước, tăng 168 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 07 ha, mất trắng 1,2 ha tại Nghệ An; phòng trừ trong kỳ 597 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh:  Phú Thọ, Ninh Bình, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Phú Yên, Đắk Lắk, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, …

2.3.  Cây nhãn

Bệnh chổi rồng:  Diện tích nhiễm 462 ha (giảm 13 ha so với kỳ trước, giảm 260 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 22 ha; đã phòng trừ trong kỳ là 106 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Nam Bộ: Vĩnh Long, Bình Phước, Sóc Trăng, Trà Vinh, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, …

2.4. Cây thanh long

Bệnh đốm nâu: Diện tích nhiễm 5.769 ha (tăng 784 ha so với kỳ trước, giảm 991 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 153 ha; phòng trừ trong kỳ 6.936 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Bà Rịa Vũng Tàu, …

2.5. Cây dừa

- Bọ cánh cứng: Diện tích nhiễm 5.502 ha (tăng 95 ha so với kỳ trước, giảm 2.892 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 46 ha; phòng trừ trong kỳ 114 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ: Bến Tre, Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bạc Liêu, Hậu Giang…;

- Sâu đầu đen (Opisina arenosella Walker): Diện tích nhiễm 303 ha (tương đương so với kỳ trước, giảm 780 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 16 ha, đã mất trắng 98 ha (diện tích nhiễm nặng không có khả năng hồi phục được nông dân tiến hành đốn bỏ) tại Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh; phòng trừ trong kỳ 2.165 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Nam Bộ: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Tiền Giang, …

 2.6. Cây ăn quả có múi

- Bệnh vàng lá thối rễ: Diện tích nhiễm 629 ha (tăng 40 ha so với kỳ trước, giảm 337 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 20 ha, phòng trừ 194 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Hậu Giang,Vĩnh Long, Sóc Trăng, Tiền Giang, …;

- Bệnh Greening: Diện tích nhiễm 736 ha (giảm 05 ha so với kỳ trước, giảm 798 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 35 ha ( Nghệ An), mất trắng 05 ha ( Nghệ An); diện tích đã phòng trừ trong kỳ 52 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Nghệ An, Vĩnh Long, Đồng Nai, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bình Phước, Trà Vinh, …

2.7. Cây sầu riêng

Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 3.948 ha (tăng 60 ha so với kỳ trước, tăng 410 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 588 ha; diện tích được phòng trừ trong kỳ 5.100 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Lâm Đồng, Khánh Hòa, Đắk Lắk,  Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bình Phước, Hậu Giang, Sóc Trăng, …

2.8. Cây hồ tiêu

- Tuyến trùng: Diện tích nhiễm 2.047 ha (giảm 04 ha so với kỳ trước, giảm 1.175 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 253 ha; diện tích được phòng trừ trong kỳ 194 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Quảng Trị, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Kiên Giang,…;

- Bệnh chết chậm: Diện tích nhiễm 1.893 ha (tăng 180 ha so với kỳ trước, giảm 696 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 185 ha; diện tích được phòng trừ trong kỳ 151 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Thuận,  Đồng Nai, Bình Phước,  Bà Rịa Vũng Tàu, Kiên Giang, Bình Dương …;

- Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 165 ha (giảm 241 ha so với kỳ trước, giảm 233 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 01 ha; đã phòng trừ trong kỳ 11                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                             ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Đồng Nai, Bình Phước, Kiên Giang, Bà Rịa Vũng Tàu …;

2.9. Cây cà phê      

- Bệnh khô cành: Diện tích nhiễm 6.945 ha (tăng 33 ha so với kỳ trước, giảm 925 ha so CKNT), trong đó nhiễm nặng 102 ha; diện tích được phòng trừ trong kỳ 5.090 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Quảng Trị, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng,  Đồng Nai, Bình Phước…;

- Bệnh gỉ sắt: Diện tích nhiễm 7.578  ha (tăng 126  ha so với kỳ trước, giảm 929 ha so CKNT), phòng trừ trong kỳ 12.109 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Điện Biên, Quảng Trị,  Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Phước, …;

2.10. Cây chè

Bọ xít muỗi: Phát sinh gây hại với diện tích nhiễm 3.654 ha (tăng 117 ha so với kỳ trước, tăng 1.489 ha so với CKNT); diện tích được phòng trừ trong kỳ 2.757 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái,  Lâm Đồng,…

2.11. Cây sắn (khoai mì)

Bệnh khảm lá virus: Diện tích nhiễm 55.440 ha (giảm 2.458 ha với kỳ trước, giảm 4.119 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 13.582 ha, đã mất trắng 252 ha tại Thanh Hóa và Nghệ An; diện tích phòng trừ môi giới truyền bệnh 2.126 ha. Trong kỳ, bệnh phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Yên Bái, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Quảng Ngãi, Gia Lai, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Đắk Lắk, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An,…;

2.12. Cây điều

- Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 4.326 ha (giảm 230 ha so với kỳ trước, giảm 859 ha so với CKNT), nhiễm nặng 02 ha,  phòng trừ trong kỳ 1.535 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước, …;

- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 4.598 ha (giảm 239 ha so với kỳ trước, tăng 29 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 120 ha; phòng trừ trong kỳ 1.589 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai,..;  

2.13. Tre, luồng, vầu: Châu chấu tre hại diện hẹp, mật độ phổ biến 20-30 con/m2, nơi cao 80-100 con/m2 (Điện Biên, Bắc Kạn ). Diện tích nhiễm 14 ha (cao hơn 01 ha so với kỳ trước, cao hơn 03 ha so với CKNT).

2.14. Cây thông:

Sâu róm thông: Diện tích nhiễm 2.6301 ha (tương đương so với kỳ trước, tăng 2.371 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 246 ha; diện tích đã phòng trừ 885 ha. Phân bố chủ yếu tại tỉnh Nghệ An 2.571 ha (nhiễm nặng 246 ha), Hà Tĩnh 60 ha.

 

III. DỰ BÁO SVGH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ

1. Dự báo SVGH chủ yếu trong kỳ tới

1.1. Trên cây Lúa

1.1.1. Các tỉnh Bắc Bộ

- Rầy nâu – rầy lưng trắng: Tiếp tục hại hại trên trà lúa Mùa muộn, giống nhiễm, mức độ hại phổ biến nhẹ- trung bình, hại nặng cục bộ.

- Sâu đục thân hai chấm: Sâu non tiếp tục gây bông bạc diện hẹp trên giống nếp – đặc sản dài ngày.

Ngoài ra, các đối tượng sinh vật gây hại khác như: Bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh khô vằn, bệnh đen lép hạt, chuột, lúa cỏ,... tiếp tục hại cục bộ trên lúa muộn.

1.1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ

Lúa Hè Thu, Mùa cơ bản thu hoạch trên 98 %, tình sâu bệnh hại không đáng kể.

Các đối tượng dịch hại như: Rầy các loại, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, bệnh đen lép hạt, chuột … tiếp tục phát sinh gây hại cục bộ chủ trên lúa Mùa muộn tại Thanh Hóa và Nghệ An; mức độ hại phổ biến từ nhẹ đến trung bình, hại nặng cục bộ.

1.1.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

- Đồng bằng:

+ Sâu đục thân 2 chấm, rầy các loại, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn,…tiếp tục gây hại trên lúa Mùa giai đoạn trỗ - chín.  Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm, bệnh đạo ôn,…hại lúa Mùa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ.

- Tây Nguyên: Bệnh đen lép thối hạt, bệnh khô vằn,...tiếp tục hại lúa Hè Thu muộn, lúa Mùa giai đoạn chắc xanh – chín, mức độ hại phổ biến từ nhẹ - trung bình

Ngoài ra, Chuột tiếp tục gây hại rải rác trên các trà lúa; ốc bươu vàng hại tiếp tục gây hại trên lúa Mùa chủ yếu giai đoạn mạ - đẻ nhánh.

1.1.4. Các tỉnh Nam Bộ

- Rầy nâu: Rầy nâu trên đồng có hiện tượng gối lứa, phổ biến rầy tuổi 4-5; gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn đòng trỗ, hại nặng cục bộ trên những ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và gieo trồng giống nhiễm.

- Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Tiếp tục phát sinh và gây hại nhẹ trên những diện tích nhiễm bệnh kỳ trước.

- Bệnh đạo ôn: Có khả năng phát sinh và gây hại tăng trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ, nhất là những ruộng gieo trồng giống nhiễm, sạ dày, bón thừa phân đạm.

- Bệnh bạc lá và bệnh đen lép hạt: Có khả năng phát sinh, phát triển và gây hại tăng do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết có xuất hiện mưa, dông; nhất là những nơi sử dụng phân bón không hợp lý.

- Ngoài ra, thời tiết trong khu vực thời gian tới có mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho ốc bươu vàng di chuyển, gia tăng diện tích nhiễm trên trà lúa Thu Đông, Mùa và Đông Xuân sớm 2023- 2024 mới gieo trồng, nhất là trên những ruộng trũng khó tiêu thoát nước.

1.2. Trên cây trồng khác

- Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu phát sinh và gây hại trên ngô Đông; mức độ hại chủ yếu nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng tại các vùng trồng ngô trong cả nước. Ngoài ra, các đối tượng sinh vật gây hại khác như: sâu xám, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, chuột,... hại cục bộ.

- Trên cây rau, màu: Bệnh mốc sương, bệnh virus, thán thư, đốm lá, ruồi hại lá tiếp tục gây hại phổ biến nhẹ - trung bình trên rau họ cà; Trên cây rau họ thập tự chú ý sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, bọ nhảy, bệnh phấn trắng, bọ trĩ, nhện đỏ,...

- Cây ăn quả có múi: Ruồi đục quả, nhện đỏ, sâu vẽ bùa, rệp sáp .... tiếp tục hại; Bệnh greening, bệnh chảy gôm, bệnh vàng lá thối rễ tiếp tục phát sinh gây hại xu hướng tăng tại các vùng chuyên canh.

- Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục gây hại tại các tỉnh phía Nam; Bọ xít nâu, bệnh thán thư, sâu đục quả,.. tiếp tục hại.

- Cây chè: Bọ cánh tơ, rầy xanh, bọ xít muỗi,... tiếp tục phát sinh và gây hại tại các vùng trồng chè khu vực Bắc Bộ, mức độ hại chủ yếu nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng.

- Cây mía:

Bệnh chồi cỏ tiếp tục phát sinh gây hại, đặc biệt tại những ruộng chưa được tiêu hủy hoặc tiêu hủy chưa triệt để, mía trồng mới không sạch bệnh tại Nghệ An;

Rệp xơ trắng: Với điều kiện thời tiết mưa nắng xen kẽ như hiện nay, mía bước vào giai đoạn vươn lóng - tích lũy đường là những điều kiện rất thuận lợi cho rệp xơ trắng phát sinh, lây lan gây hại nặng trên diện rộng làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nguyên liệu mía.

- Cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục phát sinh, lây lan và gây hại tại các vùng trồng sắn trong cả nước, nhất là khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, chủ yếu trên những diện tích đã nhiễm bệnh và tàn dư sau thu hoạch chưa được xử lý triệt để. Ngoài ra, cần lưu ý các đối tượng sinh vật gây hại khác như: nhện đỏ, bọ phấn trắng, rệp sáp,...gây hại trên sắn giai đoạn phát triển thân lá – phát triển củ- thu hoạch.

- Cây cà phê: Rệp sáp, rệp vảy, mọt đục cành, bệnh khô cành, bệnh gỉ sắt,... tiếp tục gây hại cà phê giai đoạn nuôi quả - chắc quả. Ngoài ra, cần chú ý bọ xít muỗi gây hại tăng trên cà phê chè ở Lâm Đồng.

- Cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm, tuyến trùng hại rễ... tiếp tục gây hại phổ biến từ nhẹ - trung bình, hại nặng cục bộ trên những vườn cây lâu năm chăm sóc kém.

- Cây điều: Bọ xít muỗi, sâu đục thân/ cành bệnh thán thư,... tiếp tục gây hại, mức độ hại chủ yếu từ nhẹ - trung bình, hại nặng cục bộ.

- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, bệnh thán thư, ,... gây hại tăng trên các vườn thanh long tại các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ do điều kiện thời tiết nắng mưa xen kẽ và ẩm độ cao trong thời gian tới.

- Cây dừa: Bọ vòi voi, bọ cánh cứng tiếp tục phát sinh và gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình tại các khu vực trồng dừa; sâu đầu đen có khả năng gia tăng diện tích nhiễm trong thời gian tới, nhất là trên những diện tích vườn dừa cao, lâu năm, khó khăn trong việc chăm sóc cũng như thực hiện các biện pháp phòng, chống.

- Cây sầu riêng: Trong điều kiện thời tiết nắng mua xen kẽ hiện nay, thuận lợi cho bệnh nứt thân xì mủ, bệnh phấn trắng,.. phát sinh, phát triển và gia tăng diện tích nhiễm, nhất là trên những vườn chăm sóc kém, không thoát nước tốt.

- Tre, nứa, luồng, vầu và mét: Châu chấu tre lưng vàng phổ biến tuổi trưởng thành, tiếp tục di chuyển và gây hại tại khu vực châu chấu sinh sản hàng năm như tỉnh Bắc Kan, Điện Biên, Sơn La, Nghệ An, Thanh Hóa,...

- Cây thông: Sâu róm thông tiếp tục phát sinh gây hại, có khả năng gây hiện tượng trụi lá ở một số cánh rừng tại khu vực Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh, Nghệ An,...).

2. Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ SVGH chủ yếu trong kỳ tới

- Chỉ đạo các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ: Điều tra, theo dõi chặt chẽ một số đối tượng hại chính trên lúa Hè Thu – Mùa 2023 như: Rầy nâu – rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm, chuột,... để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Thực hiện tốt Công văn số 2126/BVTV-TV ngày 21/8/2023 của Cục Bảo vệ thực vật về việc tăng cường phòng chống SVGH trên lúa Mùa 2023.

- Chỉ đạo các tỉnh trồng lúa khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của các đối tượng SVGH chính trên trà lúa Thu Đông, Mùa 2023 và Đông Xuân sớm 2023 - 2024 để chủ động các biện pháp phòng, chống và tránh để lây lan diện rộng. Các tỉnh Nam Bộ cần chú ý theo dõi chặt chẽ diễn biến của rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên đồng ruộng, đối với diện tích lúa bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cần hướng dẫn người dân nhỏ bỏ, tiêu hủy cây lúa bệnh để loại bỏ nguồn bệnh trên đồng ruộng và phun trừ côn trùng môi giới truyền bệnh.

- Chỉ đạo các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ:  Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình và chủ động biện pháp phòng, chống các đối tượng SVGH như: bệnh chết nhanh, chết chậm tuyến trùng rễ hại trên cây hồ tiêu; rệp, bệnh khô cành, bệnh gỉ sắt hại trên cây cà phê; bọ xít muỗibệnh thán thư hại trên cây điều; bệnh nứt, thân xì mủ trên cây sầu riêng; bệnh đốm nâu, ốc... hại Thanh Long.

- Chỉ đạo các Trung tâm BVTV vùng, các tỉnh tiếp tục thực hiện tốt công văn số 944/BVTV-TV ngày 01/6/2020 của Cục BVTV về báo cáo định kỳ.

- Chỉ đạo các tỉnh trồng ngô tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 4962/BNN-BVTV ngày 15/7/2019 của Bộ trưởng về tăng cường chỉ đạo phòng chống sâu keo mùa thu hại ngô.  Theo dõi chặt chẽ diễn biến của sâu keo mùa thu hại ngô, áp dụng Quy trình kỹ thuật phòng, chống sâu keo mùa thu do Bộ NN&PTNT ban hành trong công văn số 218/QĐ-BNN-BVTV ngày 16/01/2020.

- Chỉ đạo các tỉnh trồng sắn tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 5957/CT-BNN-BVTV ngày 06/8/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh khảm lá virus hại sắn; chủ động hướng dẫn phòng trừ rệp sáp bột hồng hại sắn.

- Chỉ đạo các tỉnh thực hiện tốt Chỉ thị số 9864/CT-BNN-BVTV ngày 19/12/2018 của Bộ NN&PTNT về việc tăng cường công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất.

- Chỉ đạo các tỉnh thực hiện tốt thực hiện Công văn số 2155/BVTV-TV ngày 19/11/2021 của Cục Bảo vệ thực vật về việc tổ chức điều tra diễn biến bệnh rụng lá đốm tròn trên vườn cây cao su.

- Chỉ đạo các tỉnh tiếp tục điều tra, phát hiện và chủ động biện pháp phòng chống sinh vật gây hại trên cây lâm nghiệp ./.

Nơi nhận:                                                                                         Nơi nhận:

- Lãnh đạo Cục BVTV (để b/c);

- Phòng KH, HTQT&TT (đưa website Cục);

- Trung tâm BVTV vùng;

- Trung tâm tin học thống kê của Bộ;

- Báo NNVN; Đài VTC16;

- Lưu: VT, BVTV.

KT. CỤC TRƯỞNG

PHÓ CỤC TRƯỞNG

 

                

 

                Nguyễn Quý Dương

 

0 bình luận

TVQuản trị viênQTV

Chào mừng, quý khách. Hãy để lại nhận xét, chúng tôi sẽ trả lời sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.17714 sec| 3417.57 kb