Thông báo tình hình dịch hại trung tuần tháng 5 năm 2022 (Nguồn: Cục BVTV)

admin | 16/05/2022
Thông báo tình  hình dịch hại trung tuần tháng 5 năm 2022 (Nguồn: Cục BVTV)

BÁO CÁO
Tình hình sinh vật gây hại cây trồng

(Từ ngày 06 đến ngày 12 tháng 5 năm 2022)

 

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG

1. Tình hình thời tiết trong tuần: Theo Trung tâm Dự báo KT-TV Quốc gia.

1.1. Các tỉnh Bắc Bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 25,2 0C;      Cao nhất: 33,3 0C;       Thấp nhất: 16,5 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 79,8 %         Cao nhất: 90,5 %;       Thấp nhất:  60,4 %.

- Nhận xét: Trong kỳ đêm và sáng có sương mù, ngày nắng xen kẽ có mưa rào và dông vài nơi.

- Dự báo trong tuần tới: Từ đêm ngày 12 – 14/5, do chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp, kết hợp hội tụ gió trên cao, khu vực có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to; riêng khu vực trung du miền núi phía Bắc có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Từ ngày 15/5, khu vực trung du miền núi phía Bắc có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to, khu vực đồng bằng sông Hồng có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 26,0 0C;        Cao nhất: 36,9 0C;       Thấp nhất: 21,5 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 82,5 %;         Cao nhất: 89,8 %;        Thấp nhất: 67,0 %.

- Nhận xét: Trong kỳ, trời nhiều mây, ngày trời nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác. Gió nhẹ.

- Dự báo trong tuần tới: Có mưa rào và dông vài nơi; từ chiều 15/5 có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông.

1.3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

 a) Duyên hải Nam Trung B

Nhiệt độ:  Trung bình: 28,0 0C;        Cao nhất: 31,7 0C;       Thấp nhất: 25,5 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 81,6 %;         Cao nhất: 91,4%;        Thấp nhất: 69,5 %.

b) Tây Nguyên                                                 

Nhiệt độ:  Trung bình: 23,0 0C;        Cao nhất: 34,2 0C;       Thấp nhất: 15,30C;

Độ ẩm:     Trung bình: 81,2 %;         Cao nhất: 89,4 %;        Thấp nhất: 73,8 %.

- Nhận xét: Thời tiết kỳ qua, khu vực Đồng Bằng ngày nắng nóng, chiều tối có mưa giông rải rác vài nơi. Tây Nguyên ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông. Thời tiết thuận lợi cho cây công nghiệp và cây ăn trái sinh trưởng, phát triển. Nhìn chung, lúa Xuân Hè, lúa Hè Thu, rau màu và một số cây trồng chính khác sinh trưởng phát triển bình thường.

- Dự báo trong tuần tới:

+ Khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ: Đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng; riêng chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác.

+ Khu vực Tây Nguyên: Từ ngày 11-13/5, khu vực có khả năng xuất hiện đợt mưa dông trên diện rộng, cục bộ có điểm mưa vừa. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lố sét, lốc xoáy và gió giật mạnh. Từ ngày 16/5, chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác, ngày nắng.

1.4. Các tỉnh Nam Bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 27,8 0C;        Cao nhất: 35,4 0C;       Thấp nhất: 24,1 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 86,4 %;         Cao nhất: 95,0 %;        Thấp nhất: 72,5 %.

- Nhận xét: Trong kỳ, khu vực phổ biến có mưa rào và dông vài nơi.

- Dự báo trong tuần tới: Thời tiết trong khu vực phổ biến có mưa rào và dông vài nơi tập trung vào chiều tối, ban ngày trời nắng.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

2.1. Các tỉnh Bắc Bộ

 a) Cây lúa:

Lúa Đông Xuân 2021-2022: Trên đồng ruộng hiện nay có 723.905 ha/ 724.759 ha (đạt 99,9 % so với kế hoạch). Hiện nay đã có 545.123 ha lúa đã trỗ (chiếm 75,3% diện tích lúa xuân 2022). Cụ thể:

Vụ/ Trà lúa

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Trà sớm

Ngậm sữa- chắc xanh- TH

34.894

Trà chính vụ

 Trỗ- phơi màu

241.120

Trà muộn

Phân hóa đòng- trỗ

447.891

Tổng cộng (Thực hiện /Kế hoạch)

723.905/ 724.759

Tổng diện tích lúa trỗ đến ngày 11/5/2022

545.123

b) Cây trồng khác

   Cây trồng

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Cây ngô xuân

Trỗ cờ - phát triển bắp, TH

145.870

Cây lạc xuân

Đâm tia - phát triển củ

32.809

- Cây ăn quả

 

 

  + Cam, quýt

Phát triển quả

51.094

  + Bưởi

Phát triển quả

36.253

  + Nhãn

Phát triển quả

35.699

  + Vải

Phát triển quả - thu hoạch

55.822

- Cây công nghiệp

 

 

  + Chè

Chăm sóc – PT búp, TH

81.292

  + Cà phê

Phát triển quả - thu hoạch

21.153

- Cây lâm nghiệp

 

 

  + Thông

Khai thác nhựa

366.745

  + Quế

Kinh doanh

118.533

  + Cây tre, luồng, vầu

Kinh doanh

4.137

2.2. Các tỉnh Bắc  trung Bộ

a) Cây lúa:

Lúa Đông Xuân 2021-2022: Diện tích đã gieo cấy 349.814 ha/ 348.000 ha (đạt 100,52 % so với kế hoạch); đã thu hoạch 34.077 ha lúa xuân sớm (chiếm khoảng 9,7% diện tích gieo trồng), còn lại trên đồng ruộng 315.737 ha. Cụ thể:

Trà lúa

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích gieo trồng (ha)

 Diện tích đã thu hoạch (ha)

Xuân sớm

Chín sáp- thu hoạch

80.597

34.077

Xuân chính vụ

 Chín sữa- chín sáp

217.051

 

Xuân muộn

Trỗ- chín sữa

52.166

 

Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch)

349.814/ 348.000

b) Cây trồng khác

Cây trồng

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Ngô

Cây con - xoáy nõn, trỗ cờ

41.041

Cây rau vụ Đông

PT thân lá- TH

27.874

Lạc Xuân

Phát triển củ

34.962

Cây sắn

Cây con

38.296

Cây mía

Đẻ nhánh - vươn lòng

36.786

Cây dứa

KTCB – KD

1.815

Cây cam, chanh

Quả non

23.914

Cây cà phê

PT quả

4.500

Cây cao su

KTCB – KD

65.970

Cây hồ tiêu

Phát triển quả

3.624

Cây chè

KTCB – KD

13.421

Cây thông

KTCB – KD

104.627

Cây keo

KTCB – KD

436.795

Cây luồng

KTCB – KD

82.333

2.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

a) Cây lúa

- Lúa Đông xuân 2021-2022: Đã gieo cấy được 326.113 ha/ 313.972 ha (đạt 104 % so với kế hoạch), đã thu hoạch 300.352 ha (chiếm 92,1 % diện tích), diện tích còn lại trên đồng ruộng 25.762 ha (chiếm 7,9 % diện tích). Cụ thể:

Khu vực

Trà

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích hiện tại
 (ha)

Diện tích đã thu hoạch (ha)

Đồng Bằng

Tổng (Thực hiện/ Kế hoạch)  

234.814/ 228.605 

Sớm

Thu hoạch xong

0

57.497

Chính vụ

Thu hoạch xong

0

104.538

Muộn

 Chín – thu hoạch

920

71.859

Tây Nguyên

Tổng (Thực hiện/ Kế hoạch)  

91.300/ 85.367 

Sớm

Thu hoạch xong

0

12.781

Chính vụ

Thu hoạch xong

0

28.238

Muộn

Chín – thu hoạch

24.842

25.439

Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch)

326.560/ 313.972

­- Lúa Xuân Hè 2022: Diện tích đã gieo cấy 5.238 ha, sinh trưởng phổ biến ở giai  Đẻ nhánh- đứng cái, tập trung tại tỉnh Bình Định.

- Lúa Hè Thu 2022: Tính đến ngày 12/5/2022, toàn vùng đã gieo cấy được 39.610 ha/ 445.680 ha (đạt 09 % so với kế hoạch), sinh trưởng phổ biến ở giai đoạn xuống giống – mạ - đẻ nhánh. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh: Bình Định, Bình Thuận, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, Lâm Đồng,…

 b) Cây trồng khác

Cây trồng

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích hiện tại (ha)

Ngô Hè Thu 2022

Xuống giống - cây con - PTTL

7.304

Đậu Hè Thu 2022

Xuống giống - cây con - PTTL

2.905

Lạc Hè Thu 2022

Xuống giống - cây con

1.193

- Cây rau

Nhiều giai đoạn

44.765

- Sắn

 

74.868

Đồng Bằng

ĐX 2021-2022

PT thân lá - tạo củ

54.166

Hè thu 2022

Xuống giống - cây con

1.443

Tây Nguyên

ĐX 2021-2022

PT thân lá - tạo củ

19.113

Hè Thu 2022

Xuống giống - cây con

145

- Cây ăn quả:

 

 

+ Thanh long

Chăm sóc - thu hoạch

33.750

+ Sầu riêng

Quả non

22.952

+ Nho

Chăm sóc - Thu hoạch

1.209

+ Táo

Chăm sóc - Thu hoạch

996

+ Dừa

Nhiều giai đoạn

15.058

+ Cây có múi

Nhiều giai đoạn

4.192

- Cây công nghiệp:

 

 

+ Chè

Chăm sóc - thu hoạch

12.242

+ Mía

Đẻ nhánh- vươn lóng

47.161

+ Cà phê

Quả non

647.217

+ Tiêu

Chăm sóc - phân hóa mầm hoa

86.260

+ Điều

Quả non - thu hoạch

117.736

+ Cao su

Ổn định tầng lá -Khai thác mủ

264.662

2.4. Các tỉnh Nam Bộ

a) Cây lúa

- Lúa Đông Xuân 2021 – 2022: Diện tích 1.583.483 ha, đã thu hoạch xong;

  • Lúa Hè thu 2022: Tính đến ngày 12/5/2022, toàn vùng đã gieo cấy được 1.060.034 ha/ 1.610.784 ha (đạt 65,81% so với kế hoạch). Cụ thể:

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích hiện tại (ha)

Diện tích đã thu hoạch (ha)

Mạ

362.835

 

Đẻ nhánh

353.811

 

Đòng - trỗ

184.942

 

Chín

122.594

 

Thu hoạch

 

35.852

Tổng cộng

1.060.034

  1. Cây trồng khác:

Cây trồng

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Cây rau:

Nhiều giai đoạn 

61.291

Cây ăn quả:

 

 

+ Cây dừa

Nhiều giai đoạn

164.556

+ Cây có múi

Nhiều giai đoạn

118.214

+ Cây xoài

Ra hoa, nuôi quả, TH

63.201

+ Cây chuối

Nhiều giai đoạn

45.461

+ Cây mít

PTTL, nuôi quả, TH

50.309

+ Cây sầu riêng

Nuôi quả, thu hoạch

39.260

+ Cây nhãn

Chăm sóc, thu hoạch

31.370

+ Cây thanh long

Nuôi quả, thu hoạch

24.658

+ Cây chôm chôm

Chăm sóc, PTTL

19.012

 Cây công nghiệp:

 

 

+ Cao su

Phát triển thân lá

532.224

+ Điều

Nuôi quả, thu hoạch

182.658

+ Sắn (Khoai mì)

PTTL, PT củ, thu hoạch

65.269

+ Tiêu

Sau thu hoạch

40.297

+ Cà phê

Nuôi trái

26.054

+ Cây ngô (Bắp)

Cây con, PTTL, trỗ cờ, TH

19.433

+ Cây mía

Cây con - vươn lóng

18.099

3. Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng của thiên tai tại các tỉnh Nam Bộ

Vụ

Diện tích bị ảnh hưởng và khắc phục (ha)

Nguyên nhân

Giảm NS
30-70%

Mất trắng (>70%)

Đã gieo
cấy lại

Khô hạn (ha)

Ngập úng, đổ ngã (ha)

Nhiễm mặn

Hè Thu

364,2

193,3

44,3

 

113,3 (ST)

444,2 (KG)

Tổng

364,2

193,3

44,3

 

113,3

444,2

Ghi chú: KG- Kiên Giang; ST: Sóc Trăng

 

II. TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU

2.1. Cây Lúa

-  Bệnh đạo ôn:

+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 7.497 ha (tăng 1.793 ha so với kỳ trước, tăng 2142 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 4 ha; diện tích đã phòng trừ trong kỳ 8.628 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ, Hải Phòng, Thái Bình Yên Bái, Gia Lai, Bình Thuận, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh,…

+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 3.654 ha (tăng 1.313 ha so với kỳ trước, tăng 2.210 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 283 ha; diện tích  đã phòng trừ trong kỳ 107 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Tây Ninh, Cần Thơ, Lâm Đồng, Đăk Lak, Quảng Nam,…  

- Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 961ha (tăng 301 ha so với kỳ trước, giảm 271 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 09 ha; đã phòng trừ trong kỳ 263 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Quảng Ninh, Thái Bình, Lai Châu, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đồng Tháp, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Nam, Đăk Lak,…

- Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 1.850 ha (tăng 617 ha so với kỳ trước, tăng 1.053 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 08 ha; đã phòng trừ trong kỳ 1.411ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: An Giang, Hậu Giang, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Sóc Trăng, Tây Ninh, Bình Thuận, Đăk Lak, Gia Lai, Ninh Thuận, Vĩnh Phúc, Tây Ninh, Yên Bái,

- Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 1.185 ha (tăng 746  ha so với kỳ trước, giảm 789 ha so với CKNT); đã phòng trừ trong kỳ 124 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: An Giang, Hậu Giang, Long An, Bà Rịa -Vũng Tàu, Sóc Trăng, Tây Ninh, Bình Thuận, Đăk Lak, Gia Lai, Ninh Thuận, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Yên Bái, …

- Bệnh đen lép hạt:  Diện tích nhiễm 1.937 ha (giảm 4.760 ha so với kỳ trước, giảm 1.210 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 337 ha; đã phòng trừ trong kỳ 1.129 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Lai châu, Bắc Giang,Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Lâm Đồng, Quảng Nam, Ninh Thuận,…

- Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 7.356 ha (tăng 413 ha so với kỳ trước, tăng 2.909 ha so với CKNT), nhiễm nặng 549 ha, mất trắng 05 ha tại tỉnh Nghệ An; diện tích đã phòng trừ trong kỳ 2.250 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Điện Biên, Hải Phòng, Phú Thọ, Sóc Trăng, Đồng Tháp,….

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 65.704 ha (tăng 8.757 ha so với kỳ trước, giảm 19.581 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 3.201 ha; diện tích phòng trừ trong kỳ 49.684ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nam Định, Phú Thọ, Điện Biên, Lâm Đồng, Gia Lai, Quảng Nam, Hậu Giang,…

- Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Diện tích nhiễm bệnh toàn vùng 597 ha (giảm 129 ha so với tuần trước); tỷ lệ bệnh phổ biến 2,5-8% dảnh, nơi cao > 10% dảnh với diện tích 349 ha. Bệnh xuất hiện gây hại tại tỉnh Kiên Giang (569 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Giồng Riềng) và Hậu Giang (28 ha, tập trung chủ yếu tại thị xã Long Mỹ ).

- Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 6.227 ha (tăng 1.034 ha so với kỳ trước, tăng 2.520 ha so với CKNT); nhiễm nặng 35 ha, đã phòng trừ trong kỳ 2.348 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Long An, Đồng Tháp, Cà Mau,  Hậu Giang, An Giang, Tây Ninh,Bình Thuận,…

- Chuột: Diện tích nhiễm 6.814 ha ( giảm 643 ha so với kỳ trước, giảm 108 ha so với CKNT), diện tích hại nặng 241 ha; diện tích trừ chuột trong kỳ 1.208 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Bắc Trung Bộ, Thái Bình, Điện Biên, Hà Nội, An Giang, Long An, Hậu Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang ,….

- Hiện tượng lúa cỏ: Phát sinh và gây hại cục bộ chủ yếu tại tỉnh Hà Nam và Ninh Bình; tỷ lệ hại  nơi cao 10-20%, cục bộ 40-50%. Diện tích nhiễm 810 ha (cao hơn 60 ha so với kỳ trước), đã tổ chức phòng trừ trên diện tích 666 ha.

2.2. Cây ngô

Sâu keo mùa thu: Diện tích nhiễm 868 ha (tăng 145 ha so với kỳ trước, tăng 249 ha so với CKNT), nhiễm nặng 05 ha; diện tích đã phòng trừ trong kỳ 1.025 ha.

Trong kỳ, diện tích nhiễm phân bố chủ yếu tại 23 tỉnh/ thành trong cả nước: Điện Biên, Bắc Giang, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Thái Nguyên, Hà Nội, Lào Cai, Hảỉ Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Phú Yên, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Đăk Lăk, Đồng Nai,...

 2.3.  Cây nhãn

Bệnh chổi rồng: Gây hại chủ yếu ở các tỉnh phía Nam với diện tích nhiễm 1.193 ha  giảm 54 ha so với kỳ trước, giảm 987 ha so với CKNT), nhiễm nặng 71 ha; diện tích đã phòng trừ trong kỳ là 109 ha.  Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bình Phước, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Bến Tre và BR-Vũng Tàu.

2.4. Cây thanh long

Bệnh đốm nâu: Diện tích nhiễm 3357 ha ( tăng 204 ha so với kỳ trước, tăng 1877 ha so với CKNT); diện tích đã phòng trừ trong kỳ 5426 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Bà Rịa -Vũng Tàu, …

2.5. Cây dừa

- Bọ cánh cứng: Diện tích nhiễm 10.655 ha (giảm 86 ha so với kỳ trước, giảm 80 ha so với CKNT), nhiễm nặng 960 ha; đã phòng trừ 766 ha.  Phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam: Bến Tre, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Tiền Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, …

- Sâu đầu đen (Opisina arenosella Walker): Diện tích nhiễm 750 ha (tăng 07 ha so với kỳ trước, tăng 382 ha so với CKNT), nhiễm nặng 265 ha; diện tích phòng trừ trong kỳ là 626 ha Phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía Nam: Bến Tre, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long,…

2.6. Cây ăn quả có múi

- Bệnh vàng lá thối rễ: Diện tích nhiễm 1.205 ha ( giảm 8 ha so với kỳ trước, tăng 113 ha so với CKNT), nhiễm nặng 57 ha; đã phòng trừ trong kỳ 465 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, BR-Vũng Tàu, Nghệ An, Hòa Binh.

- Bệnh Greening: Diện tích nhiễm 1.479 ha (tăng 7 ha so với kỳ trước, tăng 295 ha so với CKNT), nhiễm nặng 21 ha; diện tích đã phòng trừ trong kỳ 161 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bình Phước, Kiên Giang, Nghệ An.

2.7. Cây sầu riêng

Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 3.670 ha ( tăng  196 ha so với kỳ trước, tăng 527 ha so với CKNT), nhiễm nặng 279 ha; đã phòng trừ trong kỳ 3.988 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Khánh Hòa, Lâm Đồng, Tiền Giang, Bình Phước, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang…

2.8. Cây hồ tiêu

- Tuyến trùng: Diện tích nhiễm 3.432 ha ( giảm 8 ha so với kỳ trước; giảm 377 ha so với CKNT), nhiễm nặng 450 ha; đã phòng trừ trong kỳ 102 ha. Phân bố tập trung ở các tỉnh: Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Kiên Giang, Gia Lai, Lâm Đồng, Đăk Lak,  Quảng Trị.

- Bệnh chết chậm: Diện tích nhiễm 2.708 ha (tăng 55 ha so với kỳ trước, giảm 946 ha so với CKNT), nhiễm nặng 388 ha; đã phòng trừ trong kỳ 263 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Kiên Giang, Bình Dương Gia Lai, Đăk Lak, Bình Thuận, Đăk Nông Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

- Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 308 ha (tăng 38 ha so với kỳ trước, giảm 25 ha so với CKNT), nhiễm nặng 25 ha; đã phòng trừ trong kỳ 6 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Đồng Nai, Bình Phước, Kiên Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đăk Lăk …

2.9. Cây cà phê                                                                 

- Bệnh khô cành: Diện tích nhiễm 8.491 ha (tăng 43 ha so với kỳ trước, giảm 2042 ha so CKNT), nhiễm nặng 76 ha; đã phòng trừ trong kỳ 14.364 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Gia Lai, Đăk Lak, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Quảng Trị, Điện Biên,  Bình Phước, Đồng Nai, …

- Bệnh gỉ sắt: Diện tích nhiễm 7738 ha (giảm 135 ha so với kỳ trước, tăng 88 ha so CKNT), diện tích nhiễm nặng 18 ha; đã phòng trừ trong kỳ 14.428 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bình Phước, Đồng Nai, Quảng Trị, …

2.10. Cây chè

Bọ xít muỗi: Phát sinh gây hại với diện tích nhiễm 2.622 ha (giảm 468 ha so với kỳ trước, giảm 1111 ha so với CKNT); phòng trừ trong kỳ 2.056 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Lâm Đồng, Phú Thọ, Yên Bái, Tây Ninh, Lâm Đồng,…

2.11. Cây sắn ( khoai mì)

- Bệnh khảm lá virus: Diện tích nhiễm 67.385 ha (tăng 494 ha với kỳ trước, giảm 3.275 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 18.080 ha; diện tích phòng trừ môi giới truyền bệnh trong kỳ 1.772 ha.

Trong kỳ, bệnh phân bố chủ yếu ở 20 tỉnh/thành trong cả nước: Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bình Phước, Hồ Chí Minh, Phú Yên, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận, Gia Lai, Quảng Ngãi, Bình Định, Đăk Lăk, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Hòa Bình,…

2.12. Cây điều

- Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 9.273 ha (tăng 17 ha so với kỳ trước, tăng 2.033 ha so với CKNT), nhiễm nặng 15 ha, đã phòng trừ trong kỳ 1.724 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu,..

- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 8.395 ha ( giảm 794 ha so với kỳ trước, giảm 651 ha so với CKNT), nhiễm nặng 274 ha; đã phòng trừ trong kỳ 640 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh : Gia Lai, Lâm Đồng, Đăk Lăk, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu.

2.13. Cây lâm nghiệp:

- Sâu róm thông: Diện tích nhiễm tại Nghệ An 338 ha (tương đương so với kỳ trước, giảm 326 ha so với CKNT). Hiện tại sâu róm thông thế hệ I/2022 chủ yếu ở giai đoạn nhộng, trưởng thành; mật độ phổ biến từ 7-10con/cây; nơi cao 30-40 con/cây, cục bộ có những nơi mật độ sâu từ 70 - 100 con/cây.

- Châu chấu tre: Diện tích nhiễm 60 ha (tăng 07 ha so với kỳ trước, thấp hơn 494 ha so với CKNT); mật độ phổ biến 50-100 c/m2, nơi cao 300-600 c/m2 , trong tuần đã phòng trừ 05 ha. Phân bố chủ yếu tại tỉnh Điện Biên (32 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Tuần Giáo, Mường Chà), Sơn La (25 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Vân Hồ và Sốp Cộp), Bắc Kan (02 ha, tập trung chủ yếu tại huyện Ngân Sơn), Cao Bằng (01 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Thạch An),...

III. DỰ BÁO SVGH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ

1. Dự báo SVGH chủ yếu trên cây trồng

1.1. Trên cây Lúa

1.1.1. Các tỉnh Bắc Bộ

- Bệnh đạo ôn cổ bông: Bệnh tiếp tục phát sinh gây hại trên những diện tích đã bị đạo ôn lá và các giống nhiễm nếu khi trỗ gặp điều kiện thời tiết có mưa, ẩm, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cao;

- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non tiếp tục gây hại tập trung trên những diện tích lúa xanh tốt và chưa được phun trừ hoặc phun kém hiệu quả đặc biệt ở các tỉnh đồng bằng ven biển (Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh,...);

- Rầy nâu - rầy lưng trắng: Rầy lứa 3 nở, gây hại tăng trên các giống lúa nhiễm, trà sớm – chính vụ; hại nặng diện hẹp chủ yếu trên ruộng chân vàn trũng, sẽ có cháy ổ cục bộ trên trà lúa chắc xanh – đỏ đuôi nếu không phát hiện và phòng trừ kịp thời;

- Sâu đục thân 2 chấm: Sâu non gây bông bạc diện hẹp trên trà lúa trỗ sau 15/5;

Ngoài ra, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn, .. gây hại tăng trên các giống lúa nhiễm sau các trận mưa dông; bệnh đen lép hạt, chuột, ... tiếp tục hại.

1.1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ

- Chuột: Tiếp tục phát sinh gây hại trên các trà lúa, hại nặng cục bộ trên lúa Đông Xuân muộn, giai đoạn trỗ - chín;

- Bệnh đạo ôn cổ bông: Tiếp tục gây hại trên lúa Đông Xuân muộn, giai đoạn trỗ - ngậm sữa. Đặc biệt trên những vùng đã nhiễm bệnh đạo ôn lá, vùng ổ dịch nhiễm bệnh hằng năm, vùng gieo trồng giống nhiễm, bón thừa đạm;

- Bệnh khô vằn: Tiếp tục phát sinh gây hại tăng nhanh trên lúa Đông Xuân chính vụ - muộn, hại nặng cục bộ trên những diện tích gieo cấy dày, bón thừa đạm;

- Bệnh bạc lá vi khuẩn: Bệnh tiếp tục phát sinh, gây hại tăng trên lúa chính vụ - muộn, giai đoạn trỗ - chín sữa, gây hại nặng trên trên những chân ruộng bón phân không cân đối (thừa đạm, thiếu kali) khi gặp điều kiện mưa rào, dông, gió lớn;

- Bệnh đen lép hạt: Phát sinh gây hại tăng trên trà lúa trỗ tại các tỉnh trong vùng khi gặp điều kiện thời tiết âm u, có mưa, độ ẩm cao, sương mù kéo dài...

1.1.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ, sâu keo, bệnh đạo ôn lá... tiếp tục gây hại trên lúa Xuân Hè và lúa Hè Thu sớm giai đoạn mạ - đẻ nhánh - đứng cái, mức độ hại phổ biến từ nhẹ - trung bình. Chuột tiếp tục gây hại rải rác lúa Xuân Hè, lúa Hè Thu giai đoạn mạ - đẻ nhánh.; Ốc bươu vàng lây lan theo nguồn nước và gây hại lúa Xuân Hè (Bình Định) và lúa Hè Thu sớm giai đoạn xuống giống - mạ, mức độ hại phổ biến từ nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng.

1.1.4. Các tỉnh Nam Bộ

- Rầy nâu: Trên đồng ruộng chủ yếu rầy tuổi 4-5 và rải rác có trưởng thành, xuất hiện gây hại phổ biến ở mức nhẹ -trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng, trỗ.

- Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Có khả năng tiếp tục phát triển trên trà lúa Hè Thu 2022, nhất là trên những ruộng gieo sạ không theo đúng lịch khuyến cáo của ngành nông nghiệp.

- Bệnh đạo ôn, bạc lá, đen lép hạt: Do điều kiện thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm chênh lệch thuận lợi cho bệnh phát triển. Dự báo, trong thời gian tới diện tích, mức độ hại có thể gia tăng, nhất là trên những ruộng gieo trồng giống nhiễm, sạ dày, bón thừa phân đạm.

Ngoài ra, thời tiết trong khu vực thời gian tới mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho  ốc bươu vàng,... phát triển và lây lan gây hại, đặc biệt trên những chân ruộng thấp trũng mới gieo sạ.  Chú ý theo dõi đối tượng này, khuyến cáo áp dụng các biện pháp canh tác để diệt trừ.

1.2. Trên cây trồng khác

- Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu... tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại trên ngô xuân giai đoạn cây con tại các vùng trồng ngô trên cả nước, mức độ hại phổ biến từ nhẹ - trung bình. Ngoài ra, các đối tượng sinh vật gây hại khác như Sâu xám, sâu đục thân, sâu cắn lá, bệnh khô vằn, chuột,... phát sinh gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình, hại nặng cục bộ.

- Trên cây rau, màu: Các đối tượng sinh vật hại như sâu tơ, bọ nhảy, sâu khoang, rệp, bọ trĩ, bệnh lở cổ rễ, bệnh sương mai ...  tiếp tục gây hại nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng trên rau họ hoa thập tự; bệnh mốc sương, héo xanh, bệnh héo vàng... tiếp tục hại trên cây họ bầu bí; bệnh lở cổ rễ, chết ẻo, thối gốc...phát sinh gây hại tăng trên rau giai đoạn cây con;

- Cây ăn quả có múi: Bệnh vàng lá thối rễ, bệnh Greening, bệnh thán thư, ruồi đục quả,... tiếp tục phát sinh và gây hại trên các vùng trồng cây có múi, gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng.

- Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục phát sinh gây hại mạnh tại các tỉnh phía Nam; bệnh sương mai phát sinh gây hại tăng trên vải sớm – chính vụ giai đoạn ra hoa- đậu quả tại các tỉnh Bắc Bộ, mức độ hại phổ biến nhẹ - trung bình.

- Cây chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh thối búp... tiếp tục phát sinh gây hại, mức độ hại phổ biến từ nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng.

- Cây mía: Bệnh chồi cỏ tiếp tục phát sinh gây hại tại những ruộng chưa được tiêu hủy hoặc tiêu hủy chưa triệt để, mía trồng mới không sạch bệnh tại Nghệ An; sâu đục thân, rệp sáp, rầy đầu vàng tiếp tục hại trên các ruộng mía giai đoạn đẻ nhánh -  vươn lóng.

- Cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục lây lan và gia tăng diện tích nhiễm bệnh tại các vùng trồng sắn trong cả nước, đặc biệt khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ. Lưu ý các đối tượng sinh vật gây hại như: bọ phấn trắng, rệp sáp... tiếp tục hại.

- Cây cà phê: Bọ xít muỗi tiếp tục gây hại trên cà phê ở các tỉnh miền Trung; rệp sáp, rệp vảy, bệnh khô cành, bệnh thán thư, bệnh gỉ sắt, mọt đục cành...tiếp tục hại.

- Cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm, tuyến trùng hại rễ... có khả năng phát sinh và gây hại tăng, hại nặng cục bộ trên những vườn cây lâu năm chăm sóc kém.

- Cây điều: Bọ xít muỗi, sâu đục thân/cành, bệnh thán thư,... tiếp tục phát sinh gây hại tăng trong điều kiện thời tiết thuận lợi hiện nay, hại nặng cục bộ.

- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu tiếp tục phát sinh và gây hại mạnh tại các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ do điều kiện thời tiết mưa nhiều và ẩm độ cao.

- Cây dừa: Bọ cánh cứng, sâu đầu đen tiếp tục phát sinh và gây hại tăng tại các khu vực trồng dừa.

- Cây sầu riêng: Bệnh xì mủ có khả năng tiếp tục gia tăng diện tích nhiễm, nhất là trên những vườn chăm sóc kém, không thoát nước tốt.

- Cây thông: Sâu róm thông tiếp tục phát triển và gây hại ở Nghệ An.

-Tre, luồng, vầu: Châu chấu tre tiếp tục nở, mật độ tăng và tiếp tục hại tập trung tại các khu vực châu chấu sinh sản hàng năm thuộc các tỉnh Điện Biên, Cao Bằng, Sơn La,...

2. Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ SVGH chủ yếu trong kỳ tới

- Chỉ đạo các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của các đối tượng sinh vật gây hại trên lúa Đông Xuân. Giám sát chặt chẽ diện tích lúa trỗ, tổ chức phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông trên các giống nhiễm đặc biệt là những diện tích lúa đã bị bệnh đạo ôn lá gây hại nặng.

- Chỉ đạo các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ theo dõi chặt chẽ các ổ trứng châu chấu tre, tổ chức phòng trừ kịp thời khu châu chấu tre mới nở. Theo dõi sâu bệnh trên các cây trồng khác như cây ngô, cây hoa, cây lạc, cây ăn quả, cây công nghiệp và cây lâm nghiệp; tổ chức phun trừ cho những nơi có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh hại cao.

- Chỉ đạo các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của các đối tượng SVGH trên lúa vụ Đông Xuân để chủ động các biện pháp phòng chống.

- Chỉ đạo các Trung tâm BVTV vùng, các tỉnh thực hiện tốt công văn số 944/BVTV-TV ngày 01/6/2020 của Cục BVTV về báo cáo định kỳ. Theo dõi chặt chẽ tình hình sinh vật gây hại và hướng dẫn phòng chống kịp thời, hiệu quả các đối tượng sinh vật gây hại chính trên lúa, rau màu, cây công nghiệp và cây ăn quả,...

- Chỉ đạo các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ tiếp tục nắm chắc diễn biến tình hình và chủ động biện pháp phòng chống các đối tượng SVGH như: bệnh chết nhanh, chết chậm và tuyến trùng rễ hại trên cây hồ tiêu; rệp, bệnh khô cành, bệnh gỉ sắt,.. hại trên cây cà phê; bọ xít muỗi và bệnh thán thư hại trên cây điều; bệnh nứt, thân xì mủ trên cây sầu riêng, bệnh đốm nâu hại Thanh Long.

- Chỉ đạo các tỉnh Nam Bộ thực hiện tốt Công văn số 2111/TB-BNN-VP ngày 07/4/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Thông báo Kết luận của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại Hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Đông Xuân 2021-2022, triển khai kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu, Thu Đông, Mùa 2022. Theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy nâu vào đèn, xác định cao điểm rầy vào đèn chỉ đạo xuống giống vụ Hè Thu 2022 né rầy. Khuyến cáo bà con nông dân thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm những diện tích lúa nhiễm bệnh vàng lùn- lùn xoắn lá hại lúa, khi phát hiện diện tích lúa nhiễm bệnh cần thực hiện triệt để và đồng bộ các biện pháp phòng chống rầy nâu và bệnh vàng lùn- lùn xoắn lá, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng. 

- Chỉ đạo các tỉnh trồng ngô tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 4962/BNN-BVTV ngày 15/7/2019 của Bộ trưởng về tăng cường chỉ đạo phòng chống sâu keo mùa thu hại ngô, giám sát phòng chống hiện tượng lùn xoắn lá ngô; Theo dõi chặt chẽ diễn biến của sâu keo mùa thu hại ngô, áp dụng Quy trình kỹ thuật phòng, chống sâu keo mùa thu do Bộ NN&PTNT ban hành trong công văn số 218/QĐ-BNN-BVTV ngày 16/01/2020.

- Chỉ đạo các tỉnh trồng sắn tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 5957/CT-BNN-BVTV ngày 06/8/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh khảm lá virus hại sắn; chủ động hướng dẫn phòng trừ rệp sáp bột hồng hại sắn.

- Chỉ đạo các tỉnh thực hiện tốt Chỉ thị số 9864/CT-BNN-BVTV ngày 19/12/2018 của Bộ NN&PTNT về việc tăng cường công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất.

- Chỉ đạo các tỉnh thực hiện tốt thực hiện Công văn số 2155/BVTV-TV ngày 19/11/2021 của Cục Bảo vệ thực vật về việc tổ chức điều tra diễn biến bệnh rụng lá đốm tròn trên vườn cây cao su.

- Chỉ đạo các tỉnh tiếp tục điều tra, phát hiện và chủ động biện pháp phòng chống sinh vật gây hại trên cây lâm nghiệp ./.

 

Nơi nhận:

- Lãnh đạo Cục BVTV (để b/c);

- Phòng KH, HTQT&TT (đưa website Cục);

- Trung tâm BVTV vùng;

- Trung tâm tin học thống kê của Bộ;

- Báo NNVN; Đài VTC16;

- Lưu: VT, BVTV.

KT. CỤC TRƯỞNG

PHÓ CỤC TRƯỞNG

 

                

             

                Nguyễn Quý Dương

0 bình luận

TVQuản trị viênQTV

Chào mừng, quý khách. Hãy để lại nhận xét, chúng tôi sẽ trả lời sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.06119 sec| 3327.68 kb