Thông báo tình hình dịch hại cuối tháng 9 (nguồn: Cục BVTV)

admin | 06/10/2021
Thông báo tình hình dịch hại cuối tháng 9 (nguồn: Cục BVTV)

BÁO CÁO
Tình hình sinh vật gây hại cây trồng

(Từ ngày 24 đến ngày 30 tháng 9 năm 2021)

 

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG

1. Tình hình thời tiết trong tuần: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.

1.1. Các tỉnh Bắc Bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 26,4 0C;          Cao nhất: 34,0 0C;        Thấp nhất: 18, 2 0C;

Độ ẩm:     Trung bình   85,2 %;          Cao nhất: 96,1 %;        Thấp nhất:  76,5 %.

- Nhận xét: Đầu kỳ do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới có mưa vừa, mưa to ở một vài nơi; giữa đến cuối kỳ đêm và sáng có sương, ngày trời nắng;

- Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 01-4/10, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng; riêng khu vực vùng núi ngày 01-02/10 có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to (mưa tập trung vào chiều tối đêm). Từ ngày 5/10 mưa dông gia tăng cả diện và lượng trên toàn khu vực, mưa lớn tập trung tại vùng đồng bằng, ven biển và khu vực Nam Sơn La, Hòa Bình. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 27,3 0C;         Cao nhất: 32,7 0C;         Thấp nhất: 24,0 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 88,4 %;          Cao nhất: 97,0 %;         Thấp nhất: 82,1 %.

- Nhận xét: Thời tiết trong vùng mây thay đổi đến nhiều mây, ngày trời hửng nắng, chiều và đêm có mưa rào và dông rải rác;

 - Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 01-4/10, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng.  Từ ngày 5-7/10, có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

1.3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

a) Duyên hải Nam Trung B

Nhiệt độ:  Trung bình: 28,0 0C;         Cao nhất: 32,8 0C;        Thấp nhất: 24,6 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 85,5 %;          Cao nhất: 92,6 %;         Thấp nhất: 80,4 %.

b) Tây Nguyên                                                 

Nhiệt độ:  Trung bình: 21,6 0C;         Cao nhất: 31,8 0C;        Thấp nhất 14,7 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 88,1 %;          Cao nhất: 94,6 %;         Thấp nhất: 82,5 %.

- Nhận xét: Do ảnh hưởng của cơn bão số 6, khu vực Đồng Bằng và Tây Nguyên có mưa, cục bộ một vài nơi mưa rất to. Nhìn chung, thời tiết tuần qua gây ảnh hưởng nhẹ đến việc thu hoạch lúa Hè Thu. Lúa vụ 3, lúa Mùa, rau màu và một số cây trồng chính khác sinh trưởng phát triển bình thường;

- Dự báo trong tuần tới:

+ Khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ: Từ ngày 01-4/10, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng; riêng phía Nam (từ Khánh Hòa đến Bình Thuận) chiều tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Từ ngày 5-7/10, có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

+ Khu vực Tây Nguyên: Từ ngày 01-02/10, có mưa rào và dông vài nơi; riêng chiều và tối có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Ngày 3-4/10 có mưa rào và dông vài nơi; riêng chiều và tối có mưa rào và dông rải rác. Ngày 5-7/10, có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

1.4. Các tỉnh phía Nam

Nhiệt độ: Trung bình: 27,5 0C;      Cao nhất: 35,0 0C;           Thấp nhất: 23,5 0C;    

Độ ẩm:    Trung bình: 86,8 %;       Cao nhất: 94,0 %;           Thấp nhất: 79,0 %.

- Nhận xét: Thời tiết khu vực phía Nam trong kỳ phổ biến đêm có mưa rào và dông vài nơi, chiều và tối có mưa rào và rải rác có dông;      

  • Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 01-02/10, có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Ngày 3-4/10 có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Từ ngày 5/10, có mưa dông diện rộng, nhiều nơi có mưa vừa, mưa to, có nơi có mưa rất to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

2.1. Các tỉnh Bắc Bộ

a) Cây lúa:

Lúa Mùa 2021: Đến ngày 30/9/2021, đã gieo cấy được 845.434 ha/ 848.329 ha, đạt 99,7 % so kế hoạch. Diện tích lúa đã trỗ đến ngày 30/9 khoảng 418.033 ha, đã thu hoạch 339.719 ha (chiếm 40,18 % diện tích).Cụ thể:

Trà lúa

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích hiện tại (ha)

Đã thu hoạch (ha)

Trà sớm

Thu hoạch

0

197.560

Trà chính vụ

Chín - thu hoạch

265.295

113.698

Trà muộn

Trỗ - chắc xanh

102.667

0

Lúa sạ

Trỗ - chín, thu hoạch

137.753

15.306

Lúa một vụ vùng cao

Thu hoạch xong

0

13.155

Tổng cộng  (Thực hiện/ Kế hoạch) 

845.434/ 848.329

b) Cây trồng khác

   Cây trồng

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

- Ngô + Vụ hè Thu

Phát triển bắp - thu hoạch

162.706

           + Vụ đông

Mới trồng, 3-5

6.649

- Cây ăn quả

 

 

  + Cam, quýt

Phát triển quả

42.213

  + Bưởi

Phát triển quả - thu hoạch

36.253

  + Nhãn

Chăm sóc

35.699

  + Vải

Phát triển lộc

46.694

- Cây công nghiệp

 

 

  + Chè

Phát triển búp – thu hái

81.292

  + Sắn

Phát triển thân lá

66.101

- Cây lâm nghiệp

 

 

  + Thông

Khai thác nhựa

366.745

  + Quế

Kinh doanh

118.533

  + Cây tre, luồng, vầu

Kinh doanh

4.137

2.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ

a)  Cây lúa:

Lúa Hè Thu, Mùa 2021: Đến ngày 30/9/2021, đã gieo cấy được 311.990 ha/ 310.742 ha, đạt 100,40 % so kế hoạch, đã thu hoạch 279.663 ha (chiếm 89,64 % diện tích). Cụ thể:

Vụ/ Trà lúa

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích hiện tại (ha)

Đã thu hoạch (ha)

Hè Thu

Thu hoạch xong

0

164.657

Mùa

Thu hoạch cơ bản xong 

13.651

115.006

Mùa muộn

Trỗ - chín 

18.676

 

Tổng cộng  (Thực hiện/ Kế hoạch) 

311.990/ 310.742

b) Cây trồng khác

Cây trồng

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Ngô + Vụ  Hè Thu

Đóng bắp - thu hoạch

24.314

        +  Vụ Đông

Gieo - 3 lá

10.968

Cây rau các loại

Cây con - PT thân lá- TH

21.191

Lạc Thu Đông

Ra hoa – thu hoạch

7.607

Cây sắn

Phát triển củ

46.198

Cây mía

Vươn lóng – tích lũy đường

36.786

Cây dứa

KTCB - KD

1.815

Cây cam, chanh

PT quả - chín sinh lý

24.868

Cây cà phê

Phát triển quả

4.500

Cây cao su

KTCB - KD

73.816

Cây hồ tiêu

PT quả - sau thu hoạch

3.834

Cây chè

KTCB - KD

13.421

Cây thông

KTCB - KD

104.627

Cây keo

KTCB - KD

527.733

Cây luồng

KTCB - KD

82.333

2.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

  1.   Cây lúa:

- Lúa Hè Thu 2021: Đã gieo cấy được 345. 983 ha/ 341.700 ha (đạt 101,25 % so kế hoạch), đã thu hoạch 230.642 ha (chiếm 66,67 % diện tích), còn lại 115.341 ha (chủ yếu tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên). Cụ thể:

Đồng Bằng

Trà lúa

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích hiện tại (ha)

Đã thu hoạch (ha)

Thực hiện/ Kế hoạch

212.482/ 218.700

Sớm

Thu hoạch xong

0

46.156

Chính vụ

Thu hoạch xong

0

115.508

Muộn

Ngậm sữa - chín - TH

9.872

40.946

Tây Nguyên

Thực hiện/ Kế hoạch

133.501/ 123.000

Sớm

Thu hoạch xong

0

7.960

Chính vụ

Chín - thu hoạch

6.258

20.072

Muộn

Đòng trỗ - chín

99.211

0

Tổng cộng  (Thực hiện/ Kế hoạch)

345.983/ 341.700

- Lúa Mùa 2021: Diện tích gieo cấy 63.214 ha; giai đoạn sinh trưởng phổ biến Mạ - đẻ nhánh- đòng;  tập trung chủ yếu ở các tỉnh Lâm Đồng, Phú Yên;

- Lúa vụ 3: Diện tích gieo cấy 6.240 ha, đang trong giai đoạn Đứng cái – đòng trỗ - thu hoạch; đã thu hoạch 350 ha tập trung chủ yếu ở tỉnh Bình Định.

b) Cây trồng khác

Cây trồng

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

- Ngô: + Hè Thu 2021

Thâm râu - thu hoạch

139.309

           + Mùa 2021

Cây con - PTTL

35.323

-  Đậu vụ Mùa 2021

Cây con – PTTL

7.070

- Lạc: vụ Mùa 2021

Cây con – PTTL

4.830

- Cây rau

Nhiều giai đoạn

54.919

- Sắn

 

248.506

Đồng Bằng

ĐX 2020 - 2021

Nuôi củ - thu hoạch

53.715

Hè Thu 2021

Cây con - PTTL

33.138

Vụ Mùa

Cây con

2.703

Tây Nguyên

ĐX 2020 - 2021

Tích lũy tinh bột

13.649

Hè Thu 2021

Cây con - PTTL

145.301

- Cây ăn quả:

 

 

+ Thanh long

Chăm sóc - thu hoạch

33.750

+ Sầu riêng

Nuôi quả  – thu hoạch

22.926

+ Nho

Chăm sóc - thu hoạch

1.209

+ Táo

Chăm sóc - thu hoạch

996

+ Dừa

Nhiều giai đoạn

15.058

- Cây công nghiệp:

 

 

+ Chè

Chăm sóc - thu hoạch

12.242

+ Mía

Đẻ nhánh- vươn lóng - tích lũy đường

47.509

+ Cà phê

Nuôi quả - chắc quả

647.250

+ Tiêu

Quả non – nuôi quả

86.788

+ Điều

Chăm sóc - ra đọt non

117.042

+ Cao su

Khai thác mủ

265.420

2.4. Các tỉnh phía Nam         

  1.   Cây lúa
  • Lúa Hè Thu 2021: Về cơ bản đã thu hoạch xong;
  • Lúa Thu Đông – Mùa 2021: Diện tích gieo cấy 835.511 ha; đã thu hoạch 140.849 ha (chiếm 17 % diện tích). Cụ thể:  

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Đã thu hoạch (ha)

Mạ

149.181

 

Đẻ nhánh

244.790

 

Đòng - trỗ

113.397

 

Chín

187.294

 

Thu hoạch

 

140.849

Tổng cộng

835.511

b) Cây trồng khác

Cây trồng

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Cây rau:

Nhiều giai đoạn 

66.591

Cây ăn quả:

 

 

+ Cây dừa

Nhiều giai đoạn

158.549

+ Cây có múi

Nhiều giai đoạn

117.733

+ Cây xoài

Nuôi quả, thu hoạch

62.796

+ Cây chuối

Nhiều giai đoạn

42.758

+ Cây mít

Nuôi quả, thu hoạch

45.002

+ Cây sầu riêng

Nuôi quả, thu hoạch

37.760

+ Cây nhãn

Chăm sóc, thu hoạch

30.459

+ Cây thanh long

Nuôi quả, thu hoạch

25.569

+ Cây chôm chôm

Chăm sóc, PTTL

19.781

 Cây công nghiệp:

 

 

+ Cao su

Chăm sóc, khai thác mủ

524.684

+ Điều

PTTL, sau thu hoạch

183.653

+ Sắn (Khoai mì)

PTTL, PT củ, thu hoạch

51.897

+ Tiêu

Chăm sóc, PTTL

42.559

+ Cà phê

PTTL, nuôi quả

27.580

+ Mía

Cây con – vươn lóng

23.685

+ Cây ngô (Bắp)

Cây con, PTTL, trỗ cờ, TH

19.703

 

 

3. Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng của thiên tai

Vụ

Diện tích bị ảnh hưởng và khắc phục (ha)

Nguyên nhân

Giảm NS
30-70%

Mất trắng (>70%)

Đã gieo
cấy lại

Khô hạn (ha)

Nhiễm mặn (ha)

Ngập úng, đổ ngã (ha)

Hè Thu

439,6

701,6

52

640,6 (TV,LA)

351,5 (KG)

75 (ST), 88,1 (KG)

Thu Đông-Mùa

1.093

354,6

110,5

157 (LA)

0

1.292,1 (KG)

Tổng

1.532,6

1.056,2

162,5

797,6

351,5

1.455,2

Ghi chú: TV- Trà Vinh; LA- Long An; KG- Kiên Giang, ST- Sóc Trăng

II. TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU

2.1. Cây Lúa

- Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 3.083 ha (giảm 1.113 ha so với kỳ trước, giảm 4.583 ha so với CKNT), phòng trừ 1.057 ha.Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Hà Nội, Bắc Ninh,  Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Nai,…

- Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 3.302 ha (giảm 2.332 ha so với kỳ trước, giảm 10.544 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 1.649 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh như An Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Tây Ninh, Đồng Nai, Quảng Ninh, Bắc Giang, Yên Bái, Gia Lai, Bình Thuận, Đăk Lăk

- Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 1.612 ha (tăng 369 ha so với kỳ trước, tăng 419 ha so với CKNT), nhiễm nặng 15 ha,; diện tích phòng trừ trong kỳ 2.335 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Bình Thuận, Gia Lai, Khánh Hòa, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Nghệ An,…   

- Bệnh đạo ôn:

+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 7.323 ha (tăng 568 ha so với kỳ trước, tăng 64 ha  so với CKNT), phòng trừ 4.453 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Nai, Long An, Hậu Giang, Bình Thuận, Gia Lai, Lâm Đồng, Đăk Lak, Kon Tum, Ninh Thuận, …;

+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 1.085 ha (giảm 667 ha so với kỳ trước, giảm 3.729 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 704 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bình Phước, Điện Biên Lào Cai, Bắc Kan,…

- Bệnh đen lép hạt:  Diện tích nhiễm 4.151 ha (giảm 344 ha so với kỳ trước, giảm 3.179 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 9.509 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh như Kiên Giang, , Hậu Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng,  Vĩnh Long,  Bắc Giang, Bắc Ninh, Hòa Bình, Nghệ An…;

- Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 10.008 ha (tăng 954 ha so với kỳ trước, tăng 2.891 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 7.513 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh như Nam Định, Điện Biên, Hòa Bình, Kiên Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Nai, Nghệ An,…

- Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 9.463 ha (tăng 2.686 ha so với kỳ trước, tăng 4.443 ha so với CKNT) diện tích phòng trừ trong kỳ 5.929 ha. Phân bố tại các tỉnh Bạc Liêu, Đồng Nai, Tay Ninh, Sóc Trăng, Long An, An Giang, Bình Thuận, Khánh Hòa,...

- Chuột: Diện tích nhiễm 4.494 ha (giảm 645 ha so với kỳ trước, giảm 1.639 ha so với CKNT), diện tích nặng 129 ha, diện tích bị mất trắng 7,3 ha (Hải Phòng 06 ha, Bắc Ninh 1,3 ha) diện tích phòng trừ trong kỳ 1.083 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Điện Biên, Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng, Bắc Ninh, An Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Đồng Nai, Trà Vinh, Nghệ An, Quảng Trị, Bình Thuận, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Gia Lai, …;

 - Lúa cỏ: gây hại diện hẹp, diện tích nhiễm 904 ha, nặng 116 ha (tương đương so với kỳ trước), diện tích nhiễm nặng 116 ha. Diện tích phòng trừ 136 ha, diện tích đã tiêu hủy 361 ha. Phân bố chủ yếu ở Ninh Bình, Hà Nam.

2.2. Cây ngô

Sâu keo mùa thu: Tiếp tục phát sinh và gây hại với diện tích nhiễm 952 ha (tăng 62 ha so với kỳ trước, giảm 274 ha so với CKNT), nhiễm nặng 47 ha, diện tích phòng trừ trong kỳ 808 ha.

Trong kỳ, diện tích nhiễm sâu tập trung chủ yếu tại các tỉnh/thành như: Lâm Đồng, Bình Thuận, Đăk Lăk, Phú Yên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Điện Biên,  Hòa Bình, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hải Phòng, Lai Châu, Lào Cai, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Lak, Phú Yên, Đồng Nai, An Giang, …

2.3.  Cây nhãn

Bệnh chổi rồng: gây hại chủ yếu ở các tỉnh phía Nam với diện tích nhiễm 1.175 ha (giảm 04 ha với kỳ trước, giảm 707 ha so với CKNT). Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Bình Phước, Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Bến Tre,  Bà Rịa Vũng Tàu,…

2.4. Cây thanh long

Bệnh đốm nâu: Diện tích nhiễm 5.615 ha (giảm 111 ha so với kỳ trước, giảm 1.238 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 7.032 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Bà Rịa Vũng Tầu, …

2.5. Cây dừa

- Bọ cánh cứng: Diện tích nhiễm 11.285 ha (giảm 98 ha so với kỳ trước, tăng 3.264 ha so với CKNT), nhiễm nặng 956 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh phía Nam như Bến Tre, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Tiền Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Hồ Chí Minh, Long An

- Sâu đầu đen (Opisina arenosella Walker): Diện tích nhiễm 673 ha (tăng 07 so với kỳ trước, tăng 670 ha so với CKNT), trong đó diện tích nhiễm nặng 133 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh.

2.6. Cây ăn quả có múi

- Bệnh vàng lá thối rễ: Diện tích nhiễm 1.502 ha (giảm 67 ha so với kỳ trước, tăng 303 ha so với CKNT). Phân bố tập trung tại các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Bà Rịa Vũng Tàu, Nghệ An, Hà Tĩnh,…

- Bệnh Greening: Diện tích nhiễm 1.613 ha ( tăng 240 ha so với kỳ trước, tăng 602 ha so với CKNT), nhiễm nặng 30 ha. Phân bố tại Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Bà Rịa Vũng Tàu, Nghệ An, Hà Tĩnh,…

2.7. Cây sầu riêng

Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 3.408 ha (tăng 08 ha so với kỳ trước, tăng 63 ha so với CKNT), nhiễm nặng 394 ha. Phân bố tại các tỉnh Lâm Đồng, Khánh Hòa, Đồng Nai, Tiền  Giang, Bình Phước, Tây Ninh, Hậu Giang, Kiên Giang.

2.8. Cây hồ tiêu

- Tuyến trùng: Diện tích nhiễm 3.183 ha (tăng 60 ha so với kỳ trước; giảm 1.357ha so với CKNT), nhiễm nặng 433 ha. Phân bố tại Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Phước, Kiên Giang, Đồng Nai, Bình Dương, Quảng Trị,…

- Bệnh chết chậm: Diện tích nhiễm 1.611 ha (giảm 1.363 ha so với kỳ trước, giảm 352 ha so với CKNT), nhiễm nặng 09 ha. Phân bố tại Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Kiên Giang, Bình Dương, Gia Lai, Đắk Lắk, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,…

- Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 1.643 ha (tăng 1.298 ha so với kỳ trước, giảm 763 ha so với CKNT) Phân bố tập trung tại các tỉnh Bình Thuận, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước, Kiên Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

2.9. Cây cà phê                                                                 

- Bệnh gỉ sắt: Diện tích nhiễm 8.880 ha (tăng 199 ha so với kỳ trước, tăng 914 ha so CKNT), nhiễm nặng 67 ha; diện tích phòng trừ 15.936 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Khánh Hòa, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Bình Phước, Quảng Trị, …

- Bệnh khô cành: Diện tích nhiễm 7.446 ha (tăng 02 ha so với kỳ trước, giảm 2.513 ha so CKNT), diện tích phòng trừ 7.997 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Khánh Hòa, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Quảng Trị, Bình Phước, Đồng Nai, Điện Biên, …

2.10. Cây chè

Bọ xít muỗi: Phát sinh gây hại với diện tích nhiễm 2.585 ha (giảm 369 ha so với kỳ trước, giảm 1.410 ha so với CKNT). Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Lâm Đồng, Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, …

2.11. Cây sắn ( khoai mì)

- Bệnh khảm lá virus: Diện tích nhiễm 82.648 ha (tăng 7.913 ha với kỳ trước, tăng 27.130 ha so với CKNT); trong đó diện tích nhiễm nặng 21.201 ha, phòng trừ môi giới truyền bệnh trên diện tích 7.235 ha.

Trong kỳ, diện tích nhiễm bệnh tập trung chủ yếu tại 23 tỉnh/thành trong cả nước: Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, An Giang, Hồ Chí Minh, Phú Yên, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Gia Lai, Khánh Hòa, Bình Định, Đăk Lăk, Kon Tum, Ninh Thuận, Quảng Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Hòa Bình,…

2.12. Cây điều

- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 6.237 ha (tăng 24 ha so với kỳ trước, giảm 4.116 ha so với CKNT), nhiễm nặng 251 ha; diện tích đã phòng trừ trong kỳ 667 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Bình Thuận, Đắk Lắk, Bình Phước, Đồng Nai, …

- Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 6.180 ha (tăng 902 ha so với kỳ trước, giảm 377 ha so với CKNT); diện tích đã phòng trừ trong kỳ 711 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Phước, Đồng Nai, …

2.13. Cây lâm nghiệp:

- Châu chấu tre lưng vàng: Gây hại diện hẹp, diện tích nhiễm 206 ha (tăng 50 ha ha so với kỳ trước, giảm 21 ha so với CKNT). Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Bắc Kan, Thanh Hóa,…

  - Sâu róm thông: Hiện tại sâu róm thông thế hệ III/2021 phát sinh gây hại với mật độ phổ biến 5-7 con/cây, nơi cao 15-20 con/cây, sâu chủ yếu tuổi 6 và nhộng. 

III. DỰ BÁO SVGH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ

1. Dự báo SVGH chủ yếu trên cây trồng

1.1. Trên cây Lúa

1.1.1. Các tỉnh Bắc Bộ:

- Rầy nâu – rầy lưng trắng: Tiếp tục phát triển và gây hại chủ yếu trên các trà lúa Mùa muộn, giai đoạn chắc xanh – chín, mức độ hại phổ biến từ nhẹ - trung bình, xuất hiện cháy chòm ổ cục bộ trên các giống nhiễm giai đoạn chắc xanh – đỏ đuôi nếu không phát hiện và phòng trừ kịp thời;

- Sâu đục thân hai chấm: Sâu non tiếp tục nở gây bông bạc trên lúa Mùa muộn;

- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non tiếp tục nở và gây hại trên những diện tích lúa Mùa muộn, nhất là trên những giống lúa đặc sản và giống dài ngày diện xanh tốt bón thừa đạm, mức độ hại phổ biến từ nhẹ - trung bình;

- Bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn: Những ngày tới, thời tiết có nhiều ngày có mưa kèm dông, điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại mạnh trên lúa Mùa muộn giai đoạn chắc xanh - chín, nhất là những ruộng gieo trồng giống nhiễm;

- Bệnh đạo ôn cổ bông: Tiếp tục hại trên giống nhiễm, những diện tích trỗ muộn, nhất là các giống nếp trỗ vào cuối tháng 9 đến đầu tháng 10. Các tỉnh cần tiếp tục lưu ý như: Điện Biên, Bắc Kạn, Hòa Bình, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình,...

 Ngoài ra, Chuột, bệnh khô vằn, bệnh đen lép hạt, bọ xít dài, lúa cỏ,.. tiếp tục hại.

  1.1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ (chủ yếu gây hại trên lúa muộn tại Nghệ An):

- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa mùa Muộn, mức độ hại phổ biến từ nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng;

- Bệnh lem lép hạt: Tiếp tục phát sinh và gây hại trên trà lúa trỗ - chín sáp; nhất là các trà lúa trỗ gặp mưa kéo dài;

- Bệnh khô vằn, bạc lá: Tiếp tục gây hại trên lúa Mùa muộn giai đoạn trỗ - chín sáp. Hại nặng cục bộ các chân ruộng bón phân thiếu cân đối, thừa đạm;

- Chuột: Tiếp tục gây hại trên lúa Mùa giai đoạn trỗ - chín, hại nặng cục bộ các chân ruộng gần gò, bãi, khu dân cư;

- Sâu đục thân hai chấm, nhện gié, bọ xít, châu chấu... tiếp tục gây hại phổ biến từ nhẹ- trung bình trên lúa Mùa muộn tại Nghệ An.

1.1.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:

- Sâu đục thân hai chấm, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, bệnh lem lép thối hạt...tiếp tục gây hại lúa Hè Thu muộn ở Tây Nguyên giai đoạn trỗ - chín, mức độ hại phổ biến nhẹ - trung bình;

- Bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát sinh gây hại lúa giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng ở Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên; bệnh đạo ôn cổ bông gây hại cục bộ;

- Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hai chấm,.. phát sinh gây hại trên lúa vụ 3, lúa Mùa giai đoạn đẻ nhánh – đòng, mức độ hại phổ biến từ nhẹ - trung bình;

- Chuột: Hại cục bộ trên các trà lúa (Hè Thu cuối vụ, lúa Mùa, lúa vụ 3);

- Ốc bươu vàng: Tiếp tục gây hại chủ yếu trên lúa Mùa giai đoạn từ Mạ - đẻ nhánh, mức độ hại phổ biến từ nhẹ - trung bình.

1.1.4. Các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long

- Rầy nâu: Rầy tuổi 5 và trưởng thành xuất hiện và gây hại phổ biến từ nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ; những tỉnh chuẩn bị xuống giống vụ Thu đông-Mùa (còn lại khoảng trên 100.000 ha) và Đông Xuân sớm chú ý chuẩn bị giống tốt, làm đất kỹ, theo dõi tình hình rầy vào đèn tại địa phương để xuống giống né rầy đạt hiệu quả;

- Bệnh đạo ôn, bạc lá, lem lép hạt: Tiếp tục phát triển gây hại mạnh do ảnh hưởng thời tiết có mưa nhiều, dông, nắng gián đoạn, nhất là trên những ruộng gieo sạ dày, bón thừa phân đạm, sử dụng giống nhiễm,...

- Ốc bươu vàng: Tiếp tục di chuyển, gia tăng diện tích nhiễm, nhất là trên các diện tích lúa mới gieo sạ, lúa cấy trong điều kiện mưa lớn trên diện rộng hiện nay. Lưu ý: khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp diệt trừ ốc bươu vàng để bảo vệ sản xuất (Đặt lưới, phên tre chặn mương nước vào ruộng để ngăn ốc xâm nhập và bắt ốc, tiêu hủy dễ dàng,...);

Ngoài ra cần chú ý: Chuột gây hại trên lúa giai đoạn trỗ – chín.

 

1.2. Trên cây trồng khác

- Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu... tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại tăng trên ngô vụ Đông tại các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, mức độ hại phổ biến từ nhẹ - trung bình. Ngoài ra, các đối tượng sinh vật gây hại khác như sâu xám, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, chuột,... hại cục bộ.

- Trên cây rau, màu: Các đối tượng sinh vật hại như xoăn lá virus, ruồi đục lá tiếp tục phát sinh gây hại cục bộ trên rau họ cà; sâu tơ, bọ nhảy, bệnh sưng rễ, thối nhũn, ... phát sinh gây hại tăng trên tại rau họ hoa thập tự tại các tỉnh Tây Nguyên, mức độ hại phổ biến từ nhẹ - trung bình. Trên hành hoa chú ý sâu xanh da láng tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại mạnh tại Nghệ An, đặc biệt khi thời tiết nắng nóng, khô hạn,..

- Cây ăn quả có múi: Bệnh ghẻ sẹo, bệnh loét, bệnh Greening, bệnh vàng lá thối rễ, bệnh thán thư, bệnh thối nâu quả, nhện, sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, ngài đục quả, ruồi đục quả, ... tiếp tục hại. Đặc biệt trên những diện tích cây ăn quả có múi vào thời kỳ chín các đối tượng như bệnh vàng lá thối rễ, bệnh thán thư, bệnh thối nâu, ngài đục quả, ruồi đục quả có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt sao các đợt mưa kéo dài.

- Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục phát sinh gây hại tại các tỉnh phía Nam; Bọ xít nâu, bệnh thán thư, sâu đục quả,.. tiếp tục hại.

- Cây chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ,... tiếp tục phát sinh gây hại.

- Cây mía:

Bệnh chồi cỏ tiếp tục phát sinh gây hại, đặc biệt tại những ruộng chưa được tiêu hủy hoặc tiêu hủy chưa triệt để, mía trồng mới không sạch bệnh tại Nghệ An;

Rệp xơ trắng: Với điều kiện thời tiết mưa nắng xen kẽ như hiện nay, mía bước vào giai đoạn vươn lóng - tích lũy đường là những điều kiện rất thuận lợi cho rệp xơ trắng phát sinh, lây lan gây hại nặng trên diện rộng làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nguyên liệu mía.

- Cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục phát sinh, lây lan và gây hại tăng ở những vùng nhiễm bệnh, nhất là những vùng mới xuống giống. Lưu ý các đối tượng sinh vật gây hại như: nhện đỏ, bọ phấn trắng, rệp sáp bột hồng, rệp sáp... gây hại trên sắn giai đoạn phát triển thân lá – phát triển củ - thu hoạch.

- Cây cà phê: Bọ xít muỗi tiếp tục gây hại tăng trên cà phê ở các tỉnh miền Trung; Rệp sáp, rệp vảy, bệnh khô cành, bệnh gỉ sắt, mọt đục cành...tiếp tục gây hại trên cà phê giai đoạn nuôi quả - chắc quả.

- Cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm, tuyến trùng hại rễ, rệp các loại... tiếp tục phát sinh và gây hại tăng, chủ yếu trên các vườn tiêu giai đoạn quả non – chắc quả, hại nặng cục bộ trên những vườn cây lâu năm chăm sóc kém.

- Cây điều: Bọ xít muỗi, bọ trĩ, sâu đục thân/cành, bệnh thán thư... tiếp tục phát sinh gây hại tăng trong điều kiện thời tiết thuận lợi thời gian tới, hại nặng cục bộ;

- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, thán thư, ... tiếp tục phát sinh và gây hại mạnh tại các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ do điều kiện thời tiết nắng nóng, ẩm độ cao, có mưa nhiều.

- Cây dừa: Bọ cánh cứng tiếp tục phát sinh và gây hại tại các vùng trồng dừa; Sâu đầu đen tiếp tục phát sinh và gây hại tại các khu vực trồng dừa tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Tiền Giang, Kiên Giang,...

- Cây sầu riêng: Bệnh xì mủ có khả năng tiếp tục gia tăng diện tích nhiễm ở những vườn chăm sóc kém.

- Cây tre, luồng, vầu: Châu chấu tre lưng vàng tiếp tục di chuyển và gây tại khu vực sinh sản hàng năm thuộc các tỉnh Điện Biên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lai Châu, Quảng Ninh, Thanh Hóa,...

- Cây thông: Sâu róm thông lứa mới tiếp tục phát sinh gây hại tăng gây hiện tượng trụi lá ở một số cánh rừng.

2. Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ SVGH chủ yếu trong kỳ tới

- Chỉ đạo các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng thực hiện tốt Công văn số 5750/BNN-BVTV ngày 10/9/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phòng chống sinh vật gây hại lúa Mùa cuối vụ.

- Chỉ đạo các tỉnh tiếp tục thực hiện tốt Công văn số 4596/BNN-BVTV ngày 21/7/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng cường công tác phòng chống sinh vật gây hại cây trồng vụ Hè Thu – Mùa, Thu Đông năm 2021.

- Chỉ đạo các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của rầy nâu trên đồng ruộng, phát hiện sớm những diện tích lúa nhiễm bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá để có biện pháp quản lý dịch hại kịp thời. Tiếp tục theo dõi diễn biến rầy vào đèn, xác định cao điểm rầy vào đèn chỉ đạo xuống giống vụ Hè Thu, Thu Đông 2021 “né rầy”.

- Chỉ đạo các Trung tâm BVTV vùng, các tỉnh thực hiện tốt công văn số 944/BVTV-TV ngày 01/6/2020 của Cục BVTV về báo cáo định kỳ. Theo dõi chặt chẽ tình hình sinh vật gây hại và hướng dẫn phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại chính trên rau màu, cây công nghiệp và cây ăn quả,...

- Chỉ đạo các tỉnh trồng ngô tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 4962/BNN-BVTV ngày 15/7/2019 của Bộ trưởng về tăng cường chỉ đạo phòng chống sâu keo mùa thu hại ngô, giám sát phòng chống hiện tượng lùn xoắn lá ngô; Theo dõi chặt chẽ diễn biến của sâu keo mùa thu hại ngô, áp dụng Quy trình kỹ thuật phòng, chống sâu keo mùa thu do Bộ NN&PTNT ban hành trong công văn số 218/QĐ-BNN-BVTV ngày 16/01/2020 và công văn số 3749/BVTV-QLT ngày 27/12/2019 của Cục BVTV Về việc sử dụng tạm thời thuốc phòng trừ sâu keo mùa thu hại ngô.

- Chỉ đạo các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ tiếp tục nắm chắc diễn biến tình hình và chủ động biện pháp phòng chống các đối tượng SVGH như: bệnh chết nhanh, chết chậm và tuyến trùng rễ hại trên cây hồ tiêu; rệp, bệnh khô cành, bệnh gỉ sắt,.. hại trên cây cà phê; bọ xít muỗi và  bệnh thán thư hại trên cây điều; bệnh xì mủ trên cây sầu riêng.

- Chỉ đạo các tỉnh trồng sắn tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 5957/CT-BNN-BVTV ngày 06/8/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh khảm lá virus hại sắn; chủ động hướng dẫn phòng trừ rệp sáp bột hồng hại sắn.

- Chỉ đạo các tỉnh thực hiện tốt Chỉ thị số 9864/CT-BNN-BVTV ngày 19/12/2018 của Bộ NN&PTNT về việc tăng cường công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất.

- Chỉ đạo các tỉnh tiếp tục điều tra, phát hiện và chủ động biện pháp phòng chống sâu bệnh hại trên cây lâm nghiệp ./.

 

Nơi nhận:

- Lãnh đạo Cục BVTV (để biết);

- Phòng KH, HTQT&TT (đưa website Cục);

- Trung tâm BVTV vùng;

- Trung tâm tin học thống kê của Bộ;

- Báo NNVN; Đài VTC16;

- Lưu: VT, BVTV.

KT. CỤC TRƯỞNG

PHÓ CỤC TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Quý Dương

 

TỔNG HỢP DIỆN TÍCH NHIỄM SVGH CHỦ YẾU TRÊN CÂY TRỒNG CHỦ LỰC TRONG KỲ

Stt

 

Tên SVGH

Diện tích nhiễm (ha)

Tổng DTN (ha)

So sánh DTN (+/-)

DTPT

(ha)

Phân bố

Nhẹ -TB

Nặng

MT

Kỳ trước

CKNT

 

I

Cây lúa

1

Đạo ôn lá

7.320

2

 

7.323

568

64

4.453

AG, VL, TV, ĐN, LA, HG, B.Thuận. G.Lai .L.Đồng. Đ.Lăk. K.Tum. N.Thuận

2

Đạo ôn cổ bông

1.085

 

 

1.085

-667

-3.729

704

TG, VL, HG, KG, ST, BP, Đb, LC, BK

3

Rầy hại lúa

3.060

23

 

3.083

-1.112

-4.583

1.075

QN, HP, NĐ, TG, VL, ĐN, VT, HG, BP

4

Sâu đục thân 2 chấm

1.597

15

 

1.612

369

419

2.335

  B.Thuận. G.Lai. K.Hòa, HP, QN, NB, HG, ST, BL, NA, ..

5

Sâu cuốn lá nhỏ

3.297

5

 

3.302

-2.332

-10.544

1.649

AG, ST, VL, BL, TN, ĐN, QN, BG, YB, G.Lai. B.Thuận. Đ.Lăk

6

Bệnh bạc lá

9.279

729

 

10.008

954

2.891

7.513

NĐ,ĐB,HB, KG, BL, VL, CT, HG, ĐN, NA

7

Bệnh đen lép hạt

4.131

20

 

4.151

-344

-3.179

9.509

KG, HG, TG, ĐT, ST, VL, BG,BN,HB, NA

8

Chuột hại lúa

2.586

129

 

4.49

-645

-1.639

1.083

AG, BL, VL, HG, ĐN, TV, HP,BN,TB, NA, QT, BTh, KH. LĐ, GL

9

Ốc bươu vàng

9.463

 

 

9.463

2.686

4.443

5.929

BL, ĐN, ST, TN, LA, HCM, BTh, KH

II

Cây trồng khác

1

Chổi rồng nhãn

938

 

237

 

1.175

-4

-707

39

VL, TV, BP, ST, CT, HG, TG, BTr, BRVT

2

Bệnh vàng lá thối rễ cây có múi

1.443

59

 

1.502

-67

303

0

VL, ST, HG, TG, TV, BRVT, NA, HT

3

Bệnh Greening

1.583

30

 

1.613

240

602

209

VL, HG, ST, BD, TV, BP, NA

4

Đốm nâu thanh long

5.600

15

 

5.615

-111

-1.238

7.032

BTh, LA, TG, TV, BRVT

5

Bọ cánh cứng hại dừa

10.328

956

 

11.285

-98

3.264

708

BT, CM, ST, TV, TG, KG, VL, HG, HCM, LA, BL

6

Sâu đầu đen hại dừa

540

133

 

673

7

670

366

BT, ST, KG ,TV

7

Tuyến trùng hại tiêu

2.739

443

 

3.183

60

-1.357

111

GL, ĐL, LĐ, BP, ĐN, KG, BD, QTr

8

Chết chậm hại tiêu

1.603

9

 

1.611

-74

-352

174

BP, ĐN, BRVT, KG, BD, GL, ĐL, QB, QTr, TTH

    9

Chết nhanh hại tiêu

1.276

366

 

1.643

9

-763

106

BTh, GL ĐL, ĐN, LĐ, DDN, BP, KG, BRVT, QT, TTH

10

Bệnh khô cành cà phê

7.396

50

 

7.446

2

-2.513

7.997

KH, GL, ĐL, LĐ, QT, BP, ĐN, ĐB 

11

Bệnh gỉ sắt hại cà phê

8.813

67

 

8.880

199

914

15.936

K.Hòa, G.Lai, ĐL, LĐ, BP, ĐN, QTr

12

Bọ xít muỗi hại điều

6.132

48

 

6.180

902

-377

711

LĐ, BTh, GL, ĐL, BP, ĐN,..

13

Bệnh thán thư hại điều

5.985

251

 

6.237

24

-4.116

667

L.Đồng, GL, B.Thuận, Đ.Lăk, BP, ĐN

14

Bọ xít muỗi hại chè

2.584

1

 

2.585

-369

-1.410

1.985

LĐ, TN, PT, YB, …

15

Bệnh khảm  lá sắn (mì)

61.447

21.201

 

82.648

7.913

27.130

7.235

TN, ĐN, BD, BRVT, LA, AG, BP,  HCM, PY, Q.Ngãi, BTh, GL, KH, BĐ, ĐL, KT, NTh, Q.Nam, TH, NA, QT,TTH, HB

16

Sâu keo mùa thu hại ngô

905

47

 

952

-217

-34

712

L.Đồng, BTh, Đ.Lăk, PY, PT, ĐB, VP, ĐB, HB, BG, ĐN, AG, N. An, H.Tĩnh, Q. Bình, Đ.Nai, AG

17

Châu chấu tre

201

5

 

206

201

-21

0

SL,ĐB,BK,TH

18

Bệnh xì mủ hại sầu riêng

3.014

394

 

3.408

8

63

3.342

LĐ, KH, ĐN, TG,BP,TN,HG,KG

                           

 

0 bình luận

TVQuản trị viênQTV

Chào mừng, quý khách. Hãy để lại nhận xét, chúng tôi sẽ trả lời sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.08258 sec| 3677.867 kb