Thông báo tình hình dịch hại đầu tháng 2 năm 2022 (Nguồn: Cục Bảo vệ thực vật)

admin | 09/02/2022
Thông báo tình hình dịch hại đầu tháng 2 năm 2022 (Nguồn: Cục Bảo vệ thực vật)

BÁO CÁO
Tình hình sinh vật gây hại cây trồng

(Từ ngày 28 tháng 01 đến ngày 03 tháng 02  năm 2022)

 

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG

1. Tình hình thời tiết trong tuần: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.

1.1. Các tỉnh Bắc Bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 16,2 0C;          Cao nhất: 27,8 0C;        Thấp nhất: 9,8 0C;

Độ ẩm:     Trung bình   81,5 %;          Cao nhất: 93,9 %;        Thấp nhất:  69,6 %.

- Nhận xét: Trong kỳ do ảnh hưởng của không khí lạnh, trời rét, rải rác có mưa và dông; vùng núi cao có nơi rét đậm, rét hại.

- Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 03-05/02 có mưa, mưa rào rải rác trời rét đậm, rét hại. Từ đêm 05-06/02 có mưa rào và rải rác dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to; trời rét đậm, rét hại. Từ ngày 07-10/02, khu vực có mưa vài nơi, riêng ngày 08/02 có mưa rải rác; trời rét có nơi rét đậm, rét hại. Vùng núi cao có khả năng xảy ra mưa tuyết và băng giá.

1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ

Nhiệt độ: Trung bình: 19,8 0C;         Cao nhất: 27,9 0C;          Thấp nhất: 13,4 0C;

Độ ẩm:    Trung bình: 89,9 %;          Cao nhất: 94,0 %;           Thấp nhất: 86,5 %.

- Nhận xét: Trời nhiều mây, đêm và sáng sớm có mưa nhỏ mưa phùn trờ rét, vùng núi rét đậm rét hại. 

- Dự báo trong tuần tới: Ngày 03/02, các tỉnh phía Bắc khu vực (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) có mưa vài nơi, các tỉnh phía Nam khu vực (Thừa Thiên Huế, Quảng Trị) có mưa, mưa nhỏ rải rác; trời rét, riêng các tỉnh thuộc phía Bắc khu vực trời rét đậm, rét hại. Từ ngày 04-05/02, các tỉnh phía Bắc khu vực có mưa vài nơi; các tỉnh thuộc phía Nam khu vực có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông; trời rét, các tỉnh thuộc phía Bắc khu vực có nơi rét đậm. Từ ngày 06-10/02, có mưa vài nơi; riêng ngày 08-09/02 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông, các tỉnh thuộc phía Bắc khu vực trời rét, phía Nam trời lạnh.

1.3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

a) Duyên hải Nam Trung B

Nhiệt độ:  Trung bình: 25,5 0C;         Cao nhất: 29, 6 0C;        Thấp nhất: 22,3 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 82,0 %;          Cao nhất: 91,5 %;         Thấp nhất: 77,9 %.

 

b) Tây Nguyên                                                 

Nhiệt độ:  Trung bình: 20,5 0C;         Cao nhất: 31, 6 0C;        Thấp nhất:10,4 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 79,8 %;           Cao nhất: 87,3 %;         Thấp nhất: 70,3 %.

- Nhận xét: Thời tiết kỳ qua, khu vực Đồng Bằng và Tây Nguyên ngày nắng nhẹ, đêm và sáng sớm có sương mù trời se lạnh, có mưa rải rác vài nơi. Nhìn chung, thời tiết không ảnh hưởng đến quá trình xuống giống vụ Đông Xuân muộn. Lúa Đông Xuân, rau màu và một số cây trồng chính khác sinh trưởng phát triển bình thường.

- Dự báo trong tuần tới:

+ Khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ: Ngày 03/02, đêm có mưa vài nơi, ngày nắng; các tỉnh thuộc phía Bắc khu vực (Đà Nẵng, Quảng Nam) đêm và sáng trời lạnh. Từ ngày 04-06/02, các tỉnh thuộc phía Bắc khu vực có mưa rào rải rác và có nơi có dông, các tỉnh thuộc khu vực phía Nam có mưa vài nơi; các tỉnh phía Bắc khu vực đêm và sáng trời lạnh. Từ ngày 07-10/02, đêm có mưa rào vài nơi, ngày nắng; riêng từ đêm ngày 08-10/02 các tỉnh phía Bắc khu vực có mưa, mưa rào rải rác, có nơi có dông, đêm và sáng trời lạnh.

+ Khu vực Tây Nguyên: Từ ngày 03-10/02, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng; riêng ngày 08/02, các tỉnh phía Nam khu vực chiều và tối có mưa rào và dông rải rác.

1.4. Các tỉnh phía Nam

Nhiệt độ: Trung bình: 27,3 0C;      Cao nhất: 35,8 0C;           Thấp nhất: 22,0 0C;    

Độ ẩm:    Trung bình: 78,6 %;       Cao nhất: 87,0 %;            Thấp nhất: 63,8 %.

- Nhận xét: Thời tiết trong kỳ phổ biến có mưa nhỏ rải rác và có nơi có dông.

- Dự báo trong tuần tới: Phổ biến có mưa rào và dông vài nơi, tập trung chính vào chiều tối và đêm, ngày nắng.

 2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

2.1. Các tỉnh Bắc Bộ

a) Cây lúa:

Mạ và lúa chiêm xuân sớm: Diện tích 73.255 ha, sinh trưởng phổ biến ở giai đoạn gieo – hồi xanh – đẻ nhánh. Tập trung ở các tỉnh Điện Biên, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình, Lào Cai, Vĩnh Phúc,.... Cụ thể:

Vụ/ Trà lúa

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

- Mạ chiêm xuân sớm

Gieo – nhổ cấy

10.127

- Lúa sạ

Gieo - đẻ nhánh

11.652

- Lúa cấy

Cấy –hồi xanh –đẻ nhánh

51.476

Tổng cộng

73.255

b) Cây trồng khác 

   Cây trồng

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Cây ngô:  + Vụ đông

                 + Vụ xuân

Phát triển bắp - thu hoạch

Gieo trồng – 2 lá

65.351

5.558

Cây rau họ hoa thập tự

Phát triển thân lá- TH

75.334

Cây cà chua

Hoa – thu hoạch

370

Cây khoai tây

Phát triển củ - thu hoạch

10.248

Cây hoa

Phát triển thân lá, nụ, hoa

6.728

- Cây ăn quả

 

 

  + Cam, quýt

Thu hoạch

51.094

  + Bưởi

Thu hoạch

36.253

  + Nhãn

Phát triển lộc

35.699

  + Vải

Phát triển lộc

55.822

- Cây công nghiệp

 

 

  + Chè

Đốn – chăm sóc

81.292

  + Sắn

Thu hoạch

70.767

  + Cà phê

Thu hoạch

21.153

- Cây lâm nghiệp

 

 

  + Thông

Khai thác nhựa

366.745

  + Quế

Kinh doanh

118.533

  + Cây tre, luồng, vầu

Kinh doanh

4.137

2.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ

  1.   Cây lúa:

- Lúa Đông Xuân 2021-2022: Diện tích 305.095 ha, sinh trưởng phổ biến ở giai đoạn bén rễ, hồi xanh- đẻ nhánh. Cụ thể:

Vụ/ Trà lúa

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Trà sớm

Đẻ nhánh

107.003

Chính vụ

Bén rễ - hồi xanh

120.428

Trà muộn

Mạ - cấy

77.664

Tổng cộng

305.095

 

b) Cây trồng khác 

Cây trồng

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Cây ngô

Cây con

19.407

Cây rau vụ Đông

Phát triển thân lá- thu hoạch

18.322

Cây lạc vụ Xuân

Mọc mầm

14.612

Cây sắn

Cây con

1.577

Cây mía

Tích lũy đường - chín

36.786

Cây dứa

KTCB – KD

1.815

Cây cam, chanh

Chín – sau thu hoạch

23.914

Cây cà phê

Phân hóa mầm hoa

4.500

Cây cao su

KTCB – KD

65.970

Cây hồ tiêu

Phát triển quả

3.624

Cây chè

KTCB – KD

13.421

Cây thông

KTCB – KD

104.627

Cây keo

KTCB – KD

436.795

Cây luồng

KTCB – KD

82.333

2.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

  1.   Cây lúa:

- Lúa Đông xuân 2021-2022: Đã gieo cấy được 313.689 ha/ 313.972 ha (đạt 99,9 % so với kế hoạch), sinh trưởng phổ biến ở giai đoạn Mạ - đẻ nhánh rộ – đứng cái – đòng trỗ. Cụ thể:

Khu vực

Trà

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Đồng Bằng

Thực hiện/ Kế hoạch 

229.351/228.605

Sớm

Đứng cái - đòng trỗ

57.497

Chính vụ

Đẻ nhánh - đứng cái

104.538

Muộn

Mạ - đẻ nhánh

67.316

Tây Nguyên

Thực hiện/ Kế hoạch 

84.338/ 85.367

Sớm

Đứng cái - đòng trỗ

12.781

Chính vụ

Đẻ nhánh - đứng cái

28.238

Muộn

Mạ - đẻ nhánh

43.319

Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch)

313.689/ 313.972

b) Cây trồng khác

Cây trồng

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích hiện tại (ha)

- Ngô  + Vụ Mùa 2021

Phun râu–thu hoạch

9.274

           + Đông xuân 2021-2022

Cây con - PTTL

22.055

- Đậu  + Vụ mùa 2021

Chắc quả - thu hoạch

1.218

           + Đông xuân 2021-2022

Cây con– PTTL- Ra hoa

11.151

- Lạc  + Vụ mùa 2021

Chắc quả - thu hoạch

4.453

          + Vụ Đông xuân 2021-2022

Cây con – PTTL- ra hoa

18.298

- Cây rau

Nhiều giai đoạn

35.799

- Sắn

 

183.901

Đồng Bằng

ĐX 2020 - 2021

Nuôi củ - TH

2.343

Hè Thu 2021

Tạo củ - TH

32.102

Vụ Mùa 2021

PTTL

11.966

ĐX 2021-2022

Mọc mầm - cây con

15.746

Tây Nguyên

ĐX 2020 - 2021

Nuôi củ - thu hoach

0

Hè Thu 2021

Tạo củ - thu hoạch

104.018

Vụ Mùa 2021

PTTL

1.935

ĐX 2021-2022

Mọc mầm – cây con

15.791

- Cây ăn quả:

 

 

+ Thanh long

Chăm sóc – thu hoạch  

33.750

+ Sầu riêng

Chăm sóc – Ra hoa

22.952

+ Nho

Chăm sóc - thu hoạch

1.209

+ Táo

Chăm sóc - thu hoạch

996

+ Dừa

Nhiều giai đoạn

15.058

+ Cây có múi

Nhiều giai đoạn

4.192

- Cây công nghiệp:

 

 

+ Chè

Chăm sóc - thu hoạch

12.242

+ Mía

Cây con – đẻ nhánh

47.161

+ Cà phê

Chăm sóc

647.217

+ Tiêu

Chắc quả

86.065

+ Điều

Chăm sóc – ra hoa – đậu quả

117.736

+ Cao su

Thay lá

264.662

 

2.4. Các tỉnh Nam Bộ            

  1.   Cây lúa
  • Lúa Thu Đông – Mùa 2021: Diện tích đã gieo sạ 942.144 ha, thu hoạch 921.664 ha (chiếm 98 % diện tích gieo trồng), diện tích còn lại trên đồng ruộng 20.480 ha. Cụ thể:  

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích hiện tại (ha)

Đã thu hoạch (ha)

Đòng - trỗ

3.389

 

Chín

17.091

 

Thu hoạch

 

921.664

Tổng cộng

942.144

- Lúa Đông Xuân 2021-2022: Đã xuống giống 1.577.691 ha, đã thu hoạch 186.296 ha (chiếm 12% diện tích gieo trồng). Cụ thể:

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích hiện tại (ha)

Đã thu hoạch (ha)

Mạ

72.105

 

Đẻ nhánh

501.738

 

Đòng - trỗ

612.912

 

Chín

204.640

 

Thu hoạch

 

186.296

Tổng cộng

1.577.691

b) Cây trồng khác:

Cây trồng

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Cây rau:

Nhiều giai đoạn 

81.553

Cây ăn quả:

 

 

+ Cây dừa

Nhiều giai đoạn

163.845

+ Cây có múi

Nhiều giai đoạn

117.576

+ Cây xoài

Ra hoa, nuôi quả, thu hoạch

63.411

+ Cây chuối

Nhiều giai đoạn

44.448

+ Cây mít

PTTL, Nuôi quả, TH

48.227

+ Cây sầu riêng

Nuôi quả, thu hoạch

38.914

+ Cây nhãn

Chăm sóc, thu hoạch

31.218

+ Cây thanh long

Nuôi quả, thu hoạch

25.595

+ Cây chôm chôm

Chăm sóc, PTTL

 19.986

 Cây công nghiệp:

 

 

+ Cao su

Chăm sóc, thu hoạch

532.324

+ Điều

PTTL

182.418

+ Sắn (Khoai mì)

PTTL, PT củ, thu hoạch

64.759

+ Tiêu

Nuôi quả

40.359

+ Cà phê

PTTL, nuôi quả

26.054

+ Cây ngô (Bắp)

Cây con, PTTL, trỗ cờ, TH

24.414

+ Cây mía

Cây con - vươn lóng

19.482

3. Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng của thiên tai trong vụ

Vụ

Diện tích bị ảnh hưởng và khắc phục (ha)

Nguyên nhân

Giảm NS
30-70%

Mất trắng (>70%)

Đã gieo
cấy lại

Khô hạn (ha)

Ngập úng, đổ ngã (ha)

Nhiễm mặn

Thu Đông-Mùa

1.357

413,6

110,5

157 (LA)

1.290,6 (KG); 1.356 (AG)

283 (KG)

Đông Xuân 2021-2022

0

02

02

0

02 (KG)

70

Tổng

1.357

415,6

112,5

157

2.648,6

353

Ghi chú: LA- Long An; KG- Kiên Giang; AG: An Giang

II. TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU

2.1. Cây Lúa

- Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 2.958 ha (giảm 547 ha so với kỳ trước, giảm 555 ha so với CKNT), phòng trừ 1.561 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía Nam như: Long An, Tiền Giang, Đồng Nai, Bạc Liêu, Hậu Giang, Sóc Trăng,…

- Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 6.013 ha (giảm 1.949 ha so với kỳ trước, giảm 1.886 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 2.403 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh như: Long An, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang, Đồng Nai, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Ninh Thuận,…

- Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 1.552 ha (giảm 1.304 ha so với kỳ trước, tăng 591 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 1.051 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh như Bình Thuận, Khánh Hòa, Ninh Thuận,Bà Rịa Vũng Tàu, Bạc Liêu, Sóc Trăng,  Hậu Giang, ….

- Bệnh đạo ôn:

+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 22.153 ha (giảm 2.762 ha so với kỳ trước, tăng 1.632 ha so với CKNT), đã phòng trừ trong kỳ 16.742 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Long An, Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Định, …

+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 1.957 ha (giảm 45 ha so với kỳ trước, tăng 1.215 ha so với CKNT), diện tích đã phòng trừ trong kỳ 1.785 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam như Kiên Giang, Bạc Liêu, Tiền Giang, Hậu Giang, Cà Mau,…

- Bệnh đen lép hạt:  Diện tích nhiễm 3.016 ha (giảm 239 ha so với kỳ trước, tawg 31 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 4.676  ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh như Kiên Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Long An, Cà Mau, Sóc Trăng, … 

- Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 2.409 ha (giảm 876 ha so với kỳ trước, giảm 3.094 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 2.008 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam như Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang, Cà Mau, Đồng Nai.

- Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 4.931 ha (giảm 5.508 ha so với kỳ trước, tăng 664 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 3.926 ha. Phân bố ở các tỉnh Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Tây Ninh, Bình Dương, An Giang, Điện Biên, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Trung Bộ, Gia Lai, Lâm Đồng, ...

- Chuột: Diện tích nhiễm 4.769 ha (giảm 1.090 ha so với kỳ trước, giảm 2.831 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 2.311 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Hậu Giang, Long An, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Cà Mau, Đồng Nai, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Điện Biên, …

- Sâu năn (Muỗi hành): Diện tích nhiễm toàn vùng 5.347 ha (tăng 1.552 ha so với kỳ trước, tăng 1.766 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 284 ha, diện tích phòng trừ trong kỳ 1.559 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An, Cần Thơ, Tiền Giang, Sóc Trăng.

- Lúa von: Diện tích nhiễm 20 ha (tương đương so với kỳ trước, giảm 07 ha so với CKNT). Diện tích nhiễm nặng 05 ha.Phân bố chủ yếu tại tỉnh Quảng Trị.

2.2. Cây ngô

Sâu keo mùa thu: Tiếp tục phát sinh và gây hại với diện tích nhiễm 687 ha (giảm 01 ha so với kỳ trước, tăng 123 ha so với CKNT), nhiễm nặng 08 ha; diện tích đã phòng trừ trong kỳ 686 ha.

Trong kỳ, diện tích nhiễm sâu phân bố tập trung chủ yếu tại 12 tỉnh/thành như: Đồng Nai, An Giang, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên, Lâm Đồng, Quảng Ngãi…..

2.3.  Cây nhãn

Bệnh chổi rồng: gây hại chủ yếu ở các tỉnh phía Nam với diện tích nhiễm 1.221 ha (tăng 09 ha với kỳ trước, giảm 734 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 139 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Bình Phước, Sóc Trăng, Cần Thơ, Tây Ninh, Hậu Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Bà Rịa Vũng Tàu,...

2.4. Cây thanh long

Bệnh đốm nâu: Diện tích nhiễm 1.969 ha (giảm 416 ha so với kỳ trước, tăng 244 ha so với CKNT), diện tích đã phòng trừ trong kỳ 1.619 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Bà Rịa -Vũng Tàu,….

2.5. Cây dừa

- Bọ cánh cứng: Diện tích nhiễm 11.131 ha (tăng 03 ha so với kỳ trước, tăng 1.408 ha so với CKNT), nhiễm nặng 967 ha, diện tích đã phòng trừ 413 ha. Phân bố tập trung ở các tỉnh phía Nam như Bến Tre, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Tiền Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bạc Liêu, …

- Sâu đầu đen (Opisina arenosella Walker): Diện tích nhiễm 585 ha (tương đương ha so với kỳ trước, tăng 581 ha so với CKNT), trong đó diện tích nhiễm nặng 108 ha; diện tích đã phòng trừ trong kỳ 489 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh,…

2.6. Cây ăn quả có múi

- Bệnh vàng lá thối rễ: Diện tích nhiễm 1.279 ha (giảm 07 ha so với kỳ trước, giảm 375 ha so với CKNT), nhiễm nặng 65 ha, diện tích đã phòng trừ trong kỳ 393 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Bà Rịa Vũng Tàu, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đăk Lăk, …

- Bệnh Greening: Diện tích nhiễm 1.486 ha (tăng 13 ha so với kỳ trước, tăng 333 ha so với CKNT), nhiễm nặng 31 ha, diện tích phòng trừ trong kỳ 201 ha. Phân bố tại Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bình Dương, Bình Phước, Nghệ An, Đăk Lăk,…

2.7. Cây sầu riêng

Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 3.726 ha (giảm 11 ha so với kỳ trước, tăng 3.120 ha so với CKNT), nhiễm nặng 279 ha, đã phòng trừ trong kỳ 3.939 ha. Phân bố tại các tỉnh Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đồng Nai, Tiền Giang, Bình Phước, Kiên Giang, Hậu Giang,Tây Ninh,...

2.8. Cây hồ tiêu

- Tuyến trùng: Diện tích nhiễm 3.037 ha (giảm 108 ha so với kỳ trước; giảm 1.108 ha so với CKNT), nhiễm nặng 438 ha, đã phòng trừ trong kỳ 99 ha. Phân bố ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Kiên Giang, Quảng Trị,...

- Bệnh chết chậm: Diện tích nhiễm 2.957 ha (giảm 02 ha so với kỳ trước, giảm 614 ha so với CKNT), nhiễm nặng 347 ha, đã phòng trừ trong kỳ 201 ha. Phân bố tại Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Kiên Giang, Bình Dương, Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Thuận, Đăk Nông, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,…

 - Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 313 ha (tăng 20 ha so với kỳ trước, giảm 29 ha so với CKNT), nhiễm nặng 18 ha, đã phòng trừ trong kỳ 07 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Kiên Giang, Bà Rịa Vũng Tàu,  Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,...

2.9. Cây cà phê                                                                 

- Bệnh khô cành: Diện tích nhiễm 8.094 ha (tăng 348 ha so với kỳ trước, giảm 3.162 ha so CKNT), đã phòng trừ trong kỳ 13.520 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Quảng Trị, Điện Biên, Bình Phước, Đồng Nai,…

- Bệnh gỉ sắt: Diện tích nhiễm 8.165 ha (giảm 187 ha so với kỳ trước, giảm 441 ha so CKNT) diện tích nhiễm nặng 67 ha; đã phòng trừ trong kỳ 14.408 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Quảng Trị,  Điện Biên,...

2.10. Cây chè

Bọ xít muỗi: Phát sinh gây hại với diện tích nhiễm 1.346 ha (giảm 54 ha so với kỳ trước, giảm 1.166 ha so với CKNT), phòng trừ trong kỳ 1.120 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội, …

2.11. Cây sắn ( khoai mì)

- Bệnh khảm lá virus: Diện tích nhiễm 42.088 ha (tăng 604 ha với kỳ trước, giảm 5.134 ha so với CKNT); trong đó diện tích nhiễm nặng 12.183 ha, phòng trừ môi giới truyền bệnh trên diện tích 2.188 ha.

Trong kỳ, diện tích nhiễm bệnh tập trung chủ yếu tại 18 tỉnh/thành trong cả nước: Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Long An, An Giang, Bình Phước, Hồ Chí Minh, Phú Yên, Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kon Tum, Đăk Lăk, Gia Lai, Bình Thuận, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, …

2.12. Cây điều

- Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 8.024 ha (giảm 388 ha so với kỳ trước, giảm 3.447 ha so với CKNT); đã phòng trừ trong kỳ 1.600 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Gia Lai, Đăk Lak, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai,..

- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 4.599 ha (tăng 159 ha so với kỳ trước, giảm 1.166 ha so với CKNT), nhiễm nặng 200 ha; đã phòng trừ trong kỳ 1.120 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai,…

2.13. Cây lâm nghiệp:

- Sâu róm thông: Sâu thế hệ IV tuổi 5-6 gây hại với diện tích nhiễm 724 ha (tương đương so với kỳ trước, tăng 724 ha so với CKNT), diện tích nhiễm nặng 25 ha; diện tích đã phòng trừ 40 ha; phân bố chủ yếu tại các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa,....

- Châu chấu tre:  Diện tích nhiễm trứng châu chấu tre là 32 ha. Phân bố tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.

III. DỰ BÁO SVGH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ

1. Dự báo SVGH chủ yếu trên cây trồng

1.1. Trên cây Lúa

1.1.1. Các tỉnh Bắc Bộ

- Trên mạ chiêm xuân: Ốc bươu vàng tiếp tục phát sinh và gây hại tăng, gây hại phổ biến nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng; sâu đục thân 2 chấm, rầy các loại, bọ trĩ,... hại nhẹ.

- Trên lúa: Ốc bươu vàng, chuột, tuyến trùng rễ, bệnh nghẹt rễ... tiếp tục phát sinh và gây hại tăng, gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình; rầy các loại, sâu cuốn lá hại nhẹ.

1.1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ

- Chuột: tiếp tục phát sinh gây hại tăng trên lúa, mạ mới gieo; hại nặng cục bộ vùng gần gò bãi, khu dân cư.

- Ốc bươu vàng: tiếp tục phát sinh gây hại tăng trên lúa mới gieo cấy - đẻ nhánh tại các tỉnh trong vùng. Hại nặng cục bộ ở những chân ruộng gần hồ ao, sông suối.

- Bệnh đạo ôn lá: có khả năng phát sinh gây hại tăng trong thời gian tới, gây hại chủ yếu trên lúa trà lúa Đông Xuân sớm giai đoạn đẻ nhánh tại các tỉnh phía Nam khu vực (Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình).

1.1.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:

- Sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ: tiếp tục phát sinh và gây hại trên lúa Đông Xuân sớm giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ, gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình;

- Bệnh đạo ôn lá: có khả năng phát sinh gây hại tăng trên lúa Đông Xuân giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ;

- Ốc bươu vàng: tiếp tục lây lan theo nguồn nước và gia tăng gây hại trên lúa Đông Xuân muộn, gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình, hại nặng cục bộ;

- Chuột: gây hại mạnh trên lúa Đông xuân giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ;

Ngoài ra, các đối tượng như bọ trĩ, ruồi đục nõn,..... gây hại phổ  biến nhẹ - trụng bình trên lúa Đông Xuân muộn giai đoạn mạ - đẻ nhánh, cục bộ hại nặng.

1.1.4. Các tỉnh Nam Bộ

- Rầy nâu: thời gian tới trên đồng ruộng phổ biến rầy tuổi 1-3, gây hại phổ biến ở mức nhẹ- trung bình, hại nặng cục bộ trên lúa giai đoạn làm đòng – trỗ chín.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, cục bộ có diện tích nhiễm nặng ở các ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và phun thuốc trừ sâu sớm;

- Sâu năn (muỗi hành): Do điều kiện thời tiết sáng sớm có sương mù, ẩm độ cao thuận lợi cho muỗi hành phát sinh và gây hại mạnh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh-đòng, nhất là  những khu vực xuống giống muộn (cuối tháng 12/2021 đến đầu tháng 01/2022), gieo trồng giống lúa thơm, sạ dày, phun thuốc trừ sâu sớm có nguy cơ bị gây hại nặng.

- Bệnh đạo ôn: Tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại tăng trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ, nhất là những ruộng gieo trồng giống nhiễm, gieo sạ dày, bón thừa phân đạm.

- Bệnh bạc lá, lem lem hạt: Tiếp tục phát triển gây hại tăng trên lúa giai đoạn đòng trỗ - trỗ chín, gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng;

Ngoài ra, chú ý ốc bươu vàng gây hại trên các chân ruộng thấp trũng, thoát nước kém mới giai đoạn mạ-đẻ nhánh; chuột hại lúa ở giai đoạn đòng trỗ - chín.

1.2. Trên cây trồng khác

- Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu... tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại trên ngô tại các vùng trồng ngô trong cả nước, mức độ hại phổ biến từ nhẹ - trung bình. Ngoài ra, các đối tượng sinh vật gây hại khác như sâu xám, sâu ăn lá, chuột ... tiếp tục gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình.

- Trên cây rau, màu: Các đối tượng sinh vật hại như sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy, sâu khoang, rệp, bọ trĩ, bệnh lở cổ rễ, bệnh sương mai ...  tiếp tục gây hại nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng trên rau họ hoa thập tự; bệnh mốc sương, héo xanh, bệnh héo vàng... tiếp tục hại trên cây họ bầu bí; bệnh lở cổ rễ, chết ẻo, thối gốc...phát sinh gây hại cục bộ trên rau giai đoạn cây con;

  • Cây ăn quả có múi: Bệnh vàng lá thối rễ, bệnh Greening, bệnh thán thư, ruồi đục quả, nhện đỏ,... tiếp tục phát sinh và gây hại trên các vùng trồng cây có múi, gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng.
  • Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục phát sinh gây hại tăng tại các tỉnh phía Nam; sâu cuốn lá, sâu đục gân lá, sâu đo,.. tiếp tục hại.
  • Cây chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh thối búp... tiếp tục phát sinh gây hại, mức độ hại phổ biến từ nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng.

- Cây mía: Bệnh chồi cỏ tiếp tục phát sinh gây hại tại những ruộng chưa được tiêu hủy hoặc tiêu hủy chưa triệt để, mía trồng mới không sạch bệnh tại Nghệ An; sâu đục thân, rệp sáp, rầy đầu vàng tiếp tục hại trên các ruộng mía giai đoạn đẻ nhánh -  vươn lóng.

- Cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục lây lan và gây hại trên những diện tích đã nhiễm bệnh tại các vùng trồng sắn khu vực miền Trung và phía Nam. Lưu ý các đối tượng sinh vật gây hại như: bọ phấn trắng, rệp sáp... gây hại trên sắn giai đoạn phát triển thân lá – phát triển củ - thu hoạch.

- Cây cà phê: Bọ xít muỗi tiếp tục gây hại trên cà phê ở các tỉnh miền Trung; rệp sáp, rệp vảy, bệnh khô cành, bệnh thán thư, bệnh gỉ sắt, mọt đục cành...tiếp tục hại.

- Cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm, tuyến trùng hại rễ... có khả năng phát sinh và gây hại tăng, hại nặng cục bộ trên những vườn cây lâu năm chăm sóc kém.

- Cây điều: Bọ xít muỗi, bệnh thán thư,... tiếp tục phát sinh gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết thuận nóng ẩm, ẩm độ không khí cao. Thời gian tới cần đặc biệt chú ý và quản lý tốt bệnh thán thư trên những diện tích Điều giai đoạn ra lộc, ra nụ hoa quả non.

- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu tiếp tục phát sinh và gây hại mạnh tại các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ do điều kiện thời tiết sáng sớm có sương mù thuận lợi cho bệnh phát triển và lan rộng.

- Cây dừa: Bọ cánh cứng, bọ vòi voi tiếp tục phát triển và gây hại tại các vùng trồng dừa, mức độ hại phổ biến từ nhẹ - trung bình; sâu đầu đen tiếp tục phát sinh và gây hại tại các khu vực trồng dừa.

- Cây sầu riêng: Bệnh xì mủ có khả năng tiếp tục gia tăng diện tích nhiễm, nhất là trên những vườn chăm sóc kém, không thoát nước tốt.

- Cây tre, luồng, vầu: Châu chấu tre lưng vàng tiếp tục di chuyển, đẻ trứng tại khu vực sinh sản hàng năm thuộc các tỉnh Điện Biên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lai Châu, Quảng Ninh, Thanh Hóa,...

- Cây thông: Sâu róm thông tiếp tục phát triển và gây hại ở Nghệ An và Thanh Hóa.

2. Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ SVGH chủ yếu trong kỳ tới

- Chỉ đạo các Trung tâm BVTV vùng, các tỉnh thực hiện tốt công văn số 133/BVTV-TV ngày 17/01/2022 của Cục Bảo vệ thực vật về việc chủ động phòng chống sinh vật gây hại cây trồng dịp Tết Nguyên đán.

- Chỉ đạo các Trung tâm BVTV vùng, các tỉnh thực hiện tốt công văn số 944/BVTV-TV ngày 01/6/2020 của Cục BVTV về báo cáo định kỳ. Theo dõi chặt chẽ tình hình sinh vật gây hại và hướng dẫn phòng chống kịp thời, hiệu quả các đối tượng sinh vật gây hại chính trên lúa, rau màu, cây công nghiệp và cây ăn quả,...

- Chỉ đạo các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của rầy nâu trên đồng ruộng, phát hiện sớm những diện tích lúa nhiễm bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá để có biện pháp quản lý dịch hại kịp thời. Tiếp tục khuyến cáo bà con nông dân thăm đồng thường xuyên nhằm phát hiện sớm các đối tượng như sâu năn (muỗi hành), bệnh đạo ôn lá, bạc lá,.. để có biện pháp xử lý kịp thời, an toàn, hiệu quả.

- Chỉ đạo các tỉnh trồng ngô tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 4962/BNN-BVTV ngày 15/7/2019 của Bộ trưởng về tăng cường chỉ đạo phòng chống sâu keo mùa thu hại ngô, giám sát phòng chống hiện tượng lùn xoắn lá ngô; Theo dõi chặt chẽ diễn biến của sâu keo mùa thu hại ngô, áp dụng Quy trình kỹ thuật phòng, chống sâu keo mùa thu do Bộ NN&PTNT ban hành trong công văn số 218/QĐ-BNN-BVTV ngày 16/01/2020.

- Chỉ đạo các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ tiếp tục nắm chắc diễn biến tình hình và chủ động biện pháp phòng chống các đối tượng SVGH như: bệnh chết nhanh, chết chậm và tuyến trùng rễ hại trên cây hồ tiêu; rệp, bệnh khô cành, bệnh gỉ sắt,.. hại trên cây cà phê; bọ xít muỗi và bệnh thán thư hại trên cây điều; bệnh nứt, thân xì mủ trên cây sầu riêng, bệnh đốm nâu hại Thanh Long.

- Chỉ đạo các tỉnh trồng sắn tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 5957/CT-BNN-BVTV ngày 06/8/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh khảm lá virus hại sắn; chủ động hướng dẫn phòng trừ rệp sáp bột hồng hại sắn.

- Chỉ đạo các tỉnh thực hiện tốt Chỉ thị số 9864/CT-BNN-BVTV ngày 19/12/2018 của Bộ NN&PTNT về việc tăng cường công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất.

- Chỉ đạo các tỉnh thực hiện tốt Thực hiện Công văn số 2155/BVTV-TV ngày 19/11/2021 của Cục Bảo vệ thực vật về việc tổ chức điều tra diễn biến bệnh rụng lá đốm tròn trên vườn cây cao su.

- Chỉ đạo các tỉnh tiếp tục điều tra, phát hiện và chủ động biện pháp phòng chống sinh vật gây hại trên cây lâm nghiệp ./.

 

Nơi nhận:

- Lãnh đạo Cục BVTV (để biết);

- Phòng KH, HTQT&TT (đưa website Cục);

- Trung tâm BVTV vùng;

- Trung tâm tin học thống kê của Bộ;

- Báo NNVN; Đài VTC16;

- Lưu: VT, BVTV.

KT. CỤC TRƯỞNG

PHÓ CỤC TRƯỞNG

 

 

    

      Nguyễn Quý Dương

 

TỔNG HỢP DIỆN TÍCH NHIỄM SVGH CHỦ YẾU TRÊN CÂY TRỒNG CHỦ LỰC TRONG KỲ

Stt

Tên SVGH

DTN (ha)

DTN so với

DTPT

Phân bố

Nhẹ-TB

Nặng

MT

Tổng

Kỳ trước

CKNT

I

Cây lúa

1

Đạo ôn lá

22.137

20

 

22.157

-2.762

1.632

16.742

LA, KG, BL, ĐT, ST, HG, B.Th, KH, Q.Ngãi, GL, LĐ, BĐ, Đ.Lăk, Q.Nam, QB

2

Đạo ôn cổ bông

1.957

 

 

1.957

-45

1.215

1.785

KG, BL, LA, TG, HG, CM

3

Rầy hại lúa

2.958

 

 

2.958

-547

-555

1.561

LA, TG, ĐN, BL, HG, ST

4

Sâu đục thân 2 chấm

1.492

60

 

1.552

-1.304

591

1.051

B.Th, KH, N.Th, BRVT, BL, ST, TN, HG

5

Sâu cuốn lá nhỏ

6.013

 

 

6.013

-1.949

-1.886

2.403

LA, ST, BL, HG, ĐN, ĐT, KH, GL, LĐ, ĐL

6

Bệnh bạc lá

2.409

 

 

2.409

-876

-3.094

2.008

KG, ĐT, ST, TG, CM, ĐN

7

Bệnh đen lép hạt

3.016

 

 

3.016

-239

31

4.676

KG, ĐT, BL, LA, CM, ST

8

Chuột hại lúa

4.750

20

 

4.769.2

-1.090

-2.831

2.311

HG, LA, BL, ĐT, CM , ĐN, B.Th, KH, Q.Ngãi, Q.Nam, NA, HT, QB, QT, TTH, ĐB

9

Ốc bươu vàng

4.814

117

 

4.931

-5.508

664

3.926

HCM, BL, ST, TN, BD, AG, ĐB, HB, PT, BG, B.Th, KH, Q.Ngãi, GL, LĐ, Q.Nam, k4

10

Bệnh khô vằn

1.162

 

 

1.162

340

1.015

1.282

KG, HG, HCM

11

Muỗi hành

5.063

284

 

5.347

1.552

1.766

1.559

KG, AG, ĐT, LA, CT, TG, ST

II

Cây trồng khác

1

Bệnh chổi rồng hại nhãn

1.004

 

217

 

1.221

9

-734

139

VL, TV, BP, ST, CT, TN, HG, TG, BT, BRVT

2

Bệnh vàng lá thối rễ cây có múi

1.214

65

 

1.279

-7

-375

393

VL, ST, HG, TG, TV, BRVT, NA, HT, ĐLak

3

Bệnh Greening

1.455

31

 

1.486

13

333

201

VL, HG, ST, TV, BD, BP, NA, ĐL

4

Đốm nâu thanh long

1.969

 

 

1.969

-416

244

1.619

BTh, LA, TG, TV, BRVT, ĐT

5

Bọ cánh cứng hại dừa

10.164

967

 

11.131

3

1.408

413

BT, CM, ST, TV, TG, KG, VL, HG, BL, HCM, LA

6

Sâu đầu đen hại dừa

477

108

 

585

0

581

489

BT, ST, TV

 7

Bệnh xì mủ hại sầu riêng

3.447

279

 

3.726

-11

3.120

3.939

K.Hòa, L.Đồng, ĐN, TG, BP, KG, HG, TN

8

Tuyến trùng hại tiêu

2.598

438

 

3.037

-108

-1.108

99

G.Lai, Đ.Lăk, LĐ, BP, ĐN, BD, KG, QTr

9

Chết chậm hại tiêu

2.610

347

 

2.957

-2

-614

201

ĐN, BP, BRVT, KG, BD, G.Lai, Đ.Lăk, B.Thuận, Đ.Nông, QB, QT, TTH

10

Chết nhanh hại tiêu

295

18

 

313

20

-29

7

ĐN, BP, KG, BRVT, QTr, TTH

11

Bệnh khô cành cà phê

8.044

50

 

8.094

348

-3.162

13.520

G.Lai, Đ.Lăk, L.Đồng, QTr, ĐB, BP, ĐN

12

Gỉ sắt cà phê

8.098

67

 

8.165

-187

-441

14.408

GLai, ĐLăk, LĐồng, BP, ĐN , QTr, ĐB

13

Bọ xít muỗi hại điều

7.969

55

 

8.024

-388

-3.447

1.600

GLai, ĐLăk, LĐồng, B.Thuận, BP, ĐN

14

Bệnh thán thư hại điều

4.399

200

 

4.599

159

-2.955

1.594

LĐồng, GLai, ĐLak, BThuận, BP, ĐN

15

Bọ xít muỗi hại chè

1.346

 

 

1.346

-54

-1.166

1.120

LĐ, TN, Hà Nội

16

Bệnh khảm lá sắn (mì)

29.905

12.183

 

42.088

604

-5.134

2.188

TN, ĐN, BRVT, BD, LA, AG, BP, HCM, PY, Q.Nam, KH, NTh, KT, GL, ĐL, BTh, Q.Ngãi,

17

Sâu keo mùa thu hại ngô

679

8

 

687

-1

123

686

ĐN, AG, H.Nam, NĐ, TH, NA, HT,QB, PY, LĐ, Q.Ngãi

18

Sâu róm thông

699

25

 

724

0

724

40

Nghệ An, Thanh Hóa

 

0 bình luận

TVQuản trị viênQTV

Chào mừng, quý khách. Hãy để lại nhận xét, chúng tôi sẽ trả lời sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.04892 sec| 3738.242 kb